Quy định về nguồn kinh phí thực hiện chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông?
- Nguồn kinh phí thực hiện chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông từ đâu?
- Nguyên tắc quản lý kinh phí thực hiện chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông từ đâu?
- Nội dung chi cho công tác đề thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông như thế nào?
Nguồn kinh phí thực hiện chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông từ đâu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 69/2021/TT-BTC quy định nguồn kinh phí thực hiện như sau:
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này gồm:
1. Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước: ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Bộ Giáo dục vả Đào tạo chủ trì thực hiện; ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do địa phương chủ trì thực hiện.
2. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông từ:
Nguồn ngân sách nhà nước bao gồm Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về nguồn kinh phí thực hiện chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý kinh phí thực hiện chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông từ đâu?
Theo Điều 4 Thông tư 69/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc quản lý kinh phí như sau:
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
2. Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, chế độ kế toán.
Nguyên tắc quản lý kinh phí thực hiện chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông sẽ được thực hiện theo 2 nguyên tắc trên.
Nội dung chi cho công tác đề thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 69/2021/TT-BTC quy định nội dung chi cho công tác đề thi như sau:
1. Chi công tác ra đề thi
a) Chi thuê địa điểm làm việc cho Hội đồng/Ban ra đề thi (sau đây gọi chung là Hội đồng ra để thi) (nếu có);
b) Chi xây dựng và phê duyệt ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi;
c) Chi ra đề đề xuất đối với đề thi tự luận (chỉ áp dụng cho các môn thi không có ngân hàng câu hỏi thi);
d) Chi ra đề thi chính thức và dự bị (soạn thảo, thẩm định, phản biện) có kèm theo đáp án, biểu điểm;
đ) Chi mua, thuê, vận chuyển, lắp đặt, kiểm tra các dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu, trang thiết bị, mẫu vật thực hành, vật tư, văn phòng phẩm;
e) Chi tiền công cho thành viên Hội đồng ra đề thi; chi phí ăn, ở cho thành viên Hội đồng ra để thi và những người có liên quan (nếu có) trong những ngày tập trung cách ly đặc biệt với bên ngoài; chi phí phục vụ hoạt động của Hội đồng ra đề thi (in ấn, chuyển phát tài liệu);
2. Chi công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi
a) Chi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho người tham gia soạn thảo, biên tập hoàn thiện câu trắc nghiệm;
b) Chi xây dựng và phê duyệt ma trận đề thi bản đặc tả đề thi;
c) Chi soạn thảo câu hỏi thô;
d) Chi rà soát, chọn lọc, thẩm định và biên tập câu hỏi;
đ) Chi thử nghiệm, phân tích, đánh giá câu hỏi;
e) Chi chỉnh sửa câu hỏi sau thử nghiệm;
g) Chi xây dựng đề thi thử nghiệm; tổ chức thử nghiệm và phân tích, đánh giá các đề thi sau thử nghiệm;
h) Chi chỉnh sửa lại các câu hỏi sau khi thử nghiệm đề thi;
i) Chi rà soát, lựa chọn và nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa (được quản lý trên phần mềm máy tính);
k) Chi phí đi lại, ăn ở cho thành viên làm công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (nếu có); chi thuê địa điểm làm việc; chi thuê, mua, vận chuyển, lắp đặt, kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, văn phòng phẩm; chi in ấn, chuyển phát tài liệu.
3. Chi công tác in, sao đề thi
a) Chi tiền công cho Hội đồng/Ban In sao đề thi;
b) Chi thuê địa điểm làm việc cho Hội đồng/Ban In sao đề thi (nếu có);
c) Chi mua, thuê, vận chuyển, lắp đặt, kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, văn phòng phẩm.
d) Chi phí ăn, ở cho những người tham gia in, sao đề thi trong những ngày Hội đồng/Ban In sao đề thi tập trung cách ly đặc biệt với bên ngoài; chi phí phục vụ hoạt động của Hội đồng/Ban in sao đề thi (in ấn, chuyển phát tài liệu).
Có 03 nội dung chi chủ yếu cho công tác đề thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông:
Chi công tác ra đề thi
Chi công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi
Chi công tác in, sao đề thi
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?