Viên chức có bị xem xét tinh giản biên chế khi đang mang thai không?

Viên chức đang mang thai có bị xem xét tinh giản biên chế không? Viên chức bị dôi dư ra do cơ cấu lại thì có bị tinh giản biên chế không? Tinh giản biên chế có trình tự thực hiện như thế nào? Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Tôi là viên chức và tôi nghe sắp tới tại cơ quan tôi sẽ có đợt tinh giản biên chế. Tôi thì đang mang thai nên là cho tôi hỏi tôi có bị xem xét tinh giản biển chế không? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

1. Viên chức đang mang thai có bị xem xét tinh giản biên chế không?

Tại Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế như sau:

1. Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

3. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, theo quy định trên viên chức đang trong thời gian mang thai thì sẽ thuộc trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế. Bạn là viên chức và sắp đến cơ quan của bạn có đợt tinh giản biên chế thì bạn thuộc đối tượng chưa bị xem xét tinh giản.

2. Viên chức bị dôi dư ra do cơ cấu lại thì có bị tinh giản biên chế không?

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP đươc bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp tinh giản biên chế như sau:

1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

...

Do đó, theo quy định trên viên chức bị dôi dư ra do cơ cấu lại viên chức theo vị trí việc làm nhưng không bố trí, sắp xếp làm việc khác thì có thể thuộc đối tượng bị tinh giản biên chế.

3. Tinh giản biên chế có trình tự thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện tinh giản biên chế như sau:

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:

a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.

b) Xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình theo trình tự quy định tại Điều 15 Nghị định này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

c) Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/ năm (6 tháng/1 lần) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở đề án tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, địa phương):

a) Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này;

b) Phê duyệt đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc;

c) Phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và sử dụng chi ngân sách thường xuyên hằng năm để thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế. Đối với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP thì Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện theo trình tự quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, đồng thời có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xuất Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho đối tượng này trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

d) Định kỳ 02 lần/năm (6 tháng/1 lần), tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm danh sách đối tượng tinh giản biên chế (kèm theo giải trình làm rõ lý do tinh giản biên chế của từng đối tượng) và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định.

3. Bộ Nội vụ kiểm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở báo cáo kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ kiểm tra, quyết toán kinh phí đã thực hiện tinh giản biên chế.

4. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính kiểm tra về việc tính toán chế độ chính sách, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương để xử lý kinh phí theo quy định.

5. Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả các chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.

Trên đây là trình tự thực hiện tinh giản biên chế mà pháp luật quy định.

Trân trọng!

Viên chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Lý lịch viên chức mẫu HS01 mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức bị phạt tù nhưng đang mang thai có bị buộc thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức điều dưỡng gồm các chức danh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức giáo viên mầm non mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương viên chức loại A2 hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc ứng xử của viên chức ngành Lưu trữ khi thực hiện nhiệm vụ được giao là gì? Không được gợi ý nhận tiền, quà biếu của cá nhân đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của giáo viên mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng tuyển dụng gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển đến viên chức qua địa chỉ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viên chức
880 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào