Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không nếu đến phá đám cưới và cản trở người yêu cũ lấy chồng?
Đến phá đám cưới và cản trở người yêu cũ lấy chồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về "tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện" như sau:
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Việc người yêu cũ bạn đến phá đám cưới và đe dọa, cấm bạn kết hôn được xem thuộc hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện.
Do đó, với hành vi nói trên người yêu cũ bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội cản trở hôn nhân tự nguyện" như trên.
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không nếu đến phá đám cưới và cản trở người yêu cũ lấy chồng? (Hình từ Internet)
Sống chung với vợ người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về "tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng" như sau:
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Trong trường hợp người yêu cũ của bạn chung sống với người đã có chồng và khiến người này ly hôn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, hoặc khiến con của người kia tự sát,… thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng" theo quy định của Bộ luật hình sự với hình phạt theo quy định nói trên.
Ngược đãi hoặc hành hạ vợ thì chồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về "tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình" như sau:
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Vậy, đối xử tệ bạc, có hành vi hành hạ, ngược đãi vợ thì chồng sẽ bị truy cứu hình sự về "tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình" theo quy định của Bộ luật hình sự với mức phạt tương ứng hành vi phạm tội theo quy định nói trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?