Mắt bị đỏ thì có được đeo kính râm trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự không?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Ngày mai tôi phải tham gia phiên tòa ly hôn giữa tôi và vợ tôi nhưng không may là mắt tôi đang bị đỏ. Cho tôi hỏi tôi có được mang kính râm trong phiên tòa khi mắt tôi bị đỏ không? Nếu không thì tôi có bị xử phạt không? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

Có được đeo kính râm trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự khi bị đỏ mắt không?

Tại Điều 234 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nội quy phiên tòa như sau:

1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
2. Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
5. Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
6. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.
...

Như vậy, theo quy định trên người tham gia phiên tòa không được đéo kính màu trong phòng xử án trừ khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa và đeo kính râm cũng không ngoại lệ.

Bạn bị đỏ mắt thì đây cũng có thể là một lý do chính đáng, việc này bạn có thể hỏi chủ tọa phiên tòa nếu chủ tọa đồng ý thì bạn có thể đeo kính râm khi tham gia phiên tòa vào ngày mai.

Mắt bị đỏ thì có được đeo kính râm trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự không?

Mắt bị đỏ thì có được đeo kính râm trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự không? (Hình từ Internet)

Đeo kính râm trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự có bị xử phạt hành chính không?

Theo khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp như sau:

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa;
b) Để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở;
c) Không đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, khi Hội đồng xét xử tuyên án mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
d) Bị cáo không đứng dậy khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
đ) Hút thuốc, ăn uống trong phòng xử án;
e) Mặc trang phục không nghiêm túc, đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa;
g) Bị cáo đang bị tạm giam tiếp xúc với người khác không phải là người bào chữa cho mình mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
h) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã được nhắc nhở nhưng vẫn vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.

Do đó, theo quy định trên nếu như bạn không được chủ tọa phiên tòa đồng ý về việc để bạn đeo kính râm trong phiên tòa mà bạn vẫn đeo thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt tiền là từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.

Có được thay đổi Thẩm phán trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự không?

Căn cứ Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân như sau:

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
3. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Như vậy, có 04 trường hợp mà có thể thay đổi Thẩm phán trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, việc phát triển chính quyền số sẽ thử nghiệm một số dịch vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc tang có được tổ chức đám cưới không? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/2016/QĐ-TTg về tỉnh/ thành phố nào thuộc Vùng Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển theo mô hình đô thị đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 768/2016/QĐ-TTg xác định tỉnh nào là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận-trung chuyển hàng hoá của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn)?
Hỏi đáp Pháp luật
So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội tại vùng Hòa Lạc, Xuân Mai là thuộc khu vực phía nào của Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định những tỉnh, thành phố nào có vị trí trung tâm của Vùng Thủ đô Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Chỉ thị 03 –CT/TU năm 2024 việc nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy phẩm chất của người Hà Nội đặc biệt chú trọng đến đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, nội dung phát triển nhân lực số bao gồm đào tạo, tập huấn kiến thức nào cho người dân và doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa chủ yếu gắn với hoạt động nào sau đây?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
720 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào