Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người đội mũ có gắn quân hiệu của dân quân tự vệ trái phép như thế nào?
Người đội mũ có gắn quân hiệu của dân quân tự vệ trái phép bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BQP quy định các hành vi nghiêm cấm như sau:
4. Sử dụng trang phục dân quân tự vệ khi không làm nhiệm vụ.
Theo Điều 32 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về sử dụng quân trang như sau:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đội mũ có gắn quân hiệu hoặc sao mũ của dân quân tự vệ trái phép;
b) Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép;
c) Mặc trang phục của dân quân tự vệ khi không thực hiện nhiệm vụ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người đội mũ có gắn quân hiệu của dân quân tự vệ khi không phải dân quân tự vệ được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Người này sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người đội mũ có gắn quân hiệu của dân quân tự vệ trái phép như thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân sản xuất trang phục dân quân tự vệ trái phép bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm sản xuất quân trang như sau:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác;
b) Làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác mà hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, người sản xuất trái phép của dân quân tự vệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và bị tịch thu số trang phục bị sản xuất trái phép, phương tiện vi phạm.
Người giả danh dân quân tự vệ chiếm đoạt tài sản của dân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên, người giả danh dân quân tự vệ để chiếm đoạt tài sản của dân là dùng hành vi gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuỳ vào tình tiết, tính chất, mức độ mà người này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đồng thời, còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?