Xác định các căn cứ pháp luật có liên quan giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như thế nào?
- Kiểm sát về xác định các căn cứ pháp luật có liên quan giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thế nào?
- Kiểm sát về từ chối nhận di sản trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm ra sao?
- Thứ tự ưu tiên thanh toán trong việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như thế nào?
Kiểm sát về xác định các căn cứ pháp luật có liên quan giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thế nào?
Căn cứ Tiểu tiết 1.2.6 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát về xác định các căn cứ pháp luật có liên quan để đề nghị đường lối giải quyết vụ án trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau:
1.2.6. Xác định các căn cứ pháp luật có liên quan để đề nghị đường lối giải quyết vụ án
- Đối với những vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất cần xem xét một số điều kiện như: Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp quyền sử dụng đất với người khác; quyền sử dụng đất không bị kê biên. Khi đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp, Kiểm sát viên cần lưu ý không chỉ xem xét nguồn gốc đất mà phải xem xét, nghiên cứu cả quá trình sử dụng đất, kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của đương sự; xem xét những quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất.
- Khi giải quyết yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn, bị đơn... phải đảm bảo cả quyền lợi của người liên quan trong vụ kiện (Ngân hàng, chủ nợ, tài sản chung liên quan đến quyền lợi của người thứ ba....).
- Đối với nghĩa vụ về án phí chia tài sản, nghiên cứu Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, những trường hợp áp dụng Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 được quy định tại khoản 1 Điều 48 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 để kiểm sát chặt chẽ việc tuyên nghĩa vụ án phí có giá ngạch của Tòa án.
Theo đó, các căn cứ pháp luật có liên quan giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được quy định như sau:
- Đối với những vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất cần xem xét một số điều kiện như: Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp quyền sử dụng đất với người khác; quyền sử dụng đất không bị kê biên. Khi đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp, Kiểm sát viên cần lưu ý không chỉ xem xét nguồn gốc đất mà phải xem xét, nghiên cứu cả quá trình sử dụng đất, kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của đương sự; xem xét những quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất.
- Đối với nghĩa vụ về án phí chia tài sản, nghiên cứu Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, những trường hợp áp dụng Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 được quy định tại khoản 1 Điều 48 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 để kiểm sát chặt chẽ việc tuyên nghĩa vụ án phí có giá ngạch của Tòa án.
Xác định các căn cứ pháp luật có liên quan giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm sát về từ chối nhận di sản trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm ra sao?
Theo Tiểu tiết 1.2.7 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát về từ chối nhận di sản trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau:
1.2.7. Về từ chối nhận di sản
Khi chia thừa kế phải lưu ý đến ý chí của người thừa kế, người thừa kế có quyền định đoạt nhận di sản hay không nhận di sản? Quy định này nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của người thừa kế trong việc từ chối nhận di sản, không mang nặng tính chất áp đặt, hạn chế quyền của người thừa kế; phù hợp với nguyên tắc của pháp luật dân sự, đảm bảo quyền và tạo thuận lợi cho người thừa kế quyết định việc từ chối nhận di sản thừa kế. Khi người được hưởng thừa kế từ chối nhận di sản, cần xem xét việc từ chối di sản có nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của người từ chối với người khác hay không?
Như vậy, kiểm sát về từ chối nhận di sản trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được quy định như sau: Khi chia thừa kế phải lưu ý đến ý chí của người thừa kế, người thừa kế có quyền định đoạt nhận di sản hay không nhận di sản? Khi người được hưởng thừa kế từ chối nhận di sản, cần xem xét việc từ chối di sản có nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của người từ chối với người khác hay không? Và các quy định khác được nêu trên.
Thứ tự ưu tiên thanh toán trong việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như thế nào?
Tại Tiểu tiết 1.2.8 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán trong việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm được kiểm sát như sau:
1.2.8. Về thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến di sản thừa kế của người chết được thanh toán theo thứ tự quy định của pháp luật về nội dung này. Tuy nhiên, trong chi phí cho việc bảo quản di sản có những chi phí thực tế như chi phí mua bao bì, làm mái che, kho bãi... và người quản lý di sản phải bỏ chi phí để sửa chữa, bảo quản di sản thì có quyền yêu cầu người thừa kế thanh toán chi phí cần thiết đó. Đối với công sức quản lý di sản, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, nên khi đề nghị xem xét công sức quản lý di sản cần căn cứ vào việc người quản lý di sản thực hiện tốt các nghĩa vụ quản lý di sản, thời gian quản lý di sản, có được hưởng lợi hay không được hưởng lợi từ việc quản lý di sản... để đề xuất cho phù hợp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?