-
Hải quan
-
Xuất nhập khẩu
-
Thuế xuất nhập khẩu
-
Xuất xứ hàng hóa
-
Nhập khẩu hàng hóa
-
Xuất khẩu hàng hóa
-
Xuất nhập khẩu tại chỗ
-
Xuất nhập khẩu hàng hóa
-
Chứng nhận lưu hành tự do
-
Xác định trước mã số hàng hóa
-
Hàng hải
-
Thủ tục hải quan
-
Tạm nhập tái xuất
-
Doanh nghiệp chế xuất
-
Khu phi thuế quan
-
Phòng vệ thương mại
-
Tạm xuất tái nhập
-
Trị giá hải quan
-
Phí hải quan
-
Cửa hàng miễn thuế
-
Quá cảnh hàng hóa
-
Chuyển khẩu hàng hóa
-
Công chức hải quan
-
Hệ thống tổ chức Hải quan
-
Giải phóng hàng hóa
-
Thông quan hàng hóa
-
Địa điểm thu gom hàng lẻ
-
Kho hàng không kéo dài
-
Tạm quản hàng hóa
-
Kiểm tra giám sát hải quan
Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
- 1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
- 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gì trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
- 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gì trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
Tại Tiết c Tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm đối với Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan:
- Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, khuyến khích các dự án, nghiên cứu về vật liệu mới, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm có hàm lượng đổi mới sáng tạo cao.
- Triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa: Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030; Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gì trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
Tại Tiết d Tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đối với Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan:
- Hoàn thiện chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
- Tăng cường công tác điều phối phát triển theo vùng, lãnh thổ nhằm nâng cao hiệu quả liên kết vùng góp phần hình thành các cụm liên kết ngành, các chuỗi giá trị trong nước, nhằm tận dụng lợi thế về tích tụ công nghiệp tại một số địa phương, vùng kinh tế.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gì trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
Tại Tiết đ Tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đối với Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
- Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu chủ lực, phát triển thương hiệu đi cùng với chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
- Lựa chọn một số sản phẩm nông sản thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác để hình thành vùng sản xuất tập trung phục vụ xuất khẩu.
- Tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin giữa các địa phương về tình hình sản xuất, mùa vụ, sản lượng, thu hoạch và tình hình xuất khẩu để hợp tác xác định thị trường tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản minh bạch, công khai, có lợi cho người nông dân và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Trân trọng!

Vũ Thiên Ân
- Năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh xét tuyển đại học đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ được tính theo công thức mới?
- Những mục tiêu nào được đề ra trong việc phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022?
- Hồ sơ đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Cán bộ công chức đánh bạc trái phép tại nơi làm việc xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Thành phần Hội đồng quản lý tổ chức khoa học và công nghệ công lập có bao gồm Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng hay không?