Quy định cơ cấu khung năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam như thế nào?

Cơ cấu khung năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam được quy định như thế nào? Năng lực hành nghề chuyên nghiệp và đạo đức trong chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam như thế nào? Năng lực ứng dụng kiến thức cơ bản về y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại trong chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam như thế nào? Câu hỏi của chị Trang (Bình Thuận)

Cơ cấu khung năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam được quy định như thế nào?

Tại Mục III Chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3159/QĐ-BYT năm 2022 quy định cơ cấu khung năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam gồm 5 lĩnh vực, 27 tiêu chuẩn, 106 tiêu chí như sau:

- Năng lực Hành nghề chuyên nghiệp và đạo đức.

- Năng lực Ứng dụng kiến thức cơ bản về y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.

- Năng lực Chăm sóc y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.

- Năng lực Giao tiếp và cộng tác.

- Năng lực Tổ chức và quản lý y tế.

Quy định cơ cấu khung năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam như thế nào?

Quy định cơ cấu khung năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)

Năng lực hành nghề chuyên nghiệp và đạo đức trong chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam như thế nào?

Tại Lĩnh vực 1 Mục IV Chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3159/QĐ-BYT năm 2022 quy định năng lực hành nghề chuyên nghiệp và đạo đức trong chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam như sau:

Bác sĩ y học cổ truyền hành nghề chuyên nghiệp theo những chuẩn mực đạo đức, pháp luật và tôn trọng các giá trị văn hóa đa dạng.

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

1. Hành nghề theo quy định của pháp luật

1. Có kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam, về pháp luật Khám bệnh, Chữa bệnh và các văn bản qui phạm pháp luật khác liên quan đến hành nghề Y.

2. Tuân thủ các quy định của Việt Nam về vai trò, trách nhiệm của bác sĩ y học cổ truyền, thực hiện tốt các quy tắc, văn hóa giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế.

3. Hành nghề trong phạm vi chuyên môn dược cấp phép, tuân thủ các quy định nghề nghiệp; báo cáo các hành vi vi phạm trong chuyên môn, hành nghề với cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân với những báo cáo đó.

2. Hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp

1. Chịu trách nhiệm cá nhân đưa ra những quyết định và can thiệp chăm sóc sức khỏe người bệnh, cộng đồng.

2. Nhận biết các nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của người bệnh trong khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh.

3. Tôn trọng người bệnh, giữ thông tin bí mật liên quan đến người bệnh. Chỉ được phép công bố thông tin khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc với những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

4. Phát huy vai trò, giá trị nghề nghiệp y học cổ truyền trong ngành y tế và xã hội bằng cam kết thực hiện 12 điều y đức, y huấn cách ngôn, các tiêu chuẩn thực hành lâm sàng tốt và chuẩn mực chuyên môn theo quy định hiện hành.

3. Hành nghề phù hợp với điều kiện thực tế về văn hóa, kinh tế, xã hội

1. Tôn trọng điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của mỗi vùng miền và cá nhân.

2. Sẵn sàng thích ứng với các hoàn cảnh đặc biệt để thực hiện hoặc phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn.

3. Tiếp cận người bệnh và những vấn đề sức khỏe cộng đồng một cách khoa học, trung thực, trách nhiệm, cảm thông và vị tha.

4. Hành nghề dựa trên nguyên tắc công bằng, không phân biệt các thành phần xã hội.

4. Học tập suốt đời cho phát triển cá nhân và nghề nghiệp

1. Xác định nhu cầu thực tế công việc, mục tiêu phát triển nghề nghiệp cá nhân, lập kế hoạch học tập/bồi dưỡng, tham gia các hoạt động đào tạo phát triển nghề nghiệp và các hoạt động xã hội của địa phương, trong nước và quốc tế với vai trò tư vấn về Y học cổ truyền.

2. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn y học cổ truyền và y học hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ cho quá trình hoạt động nghề nghiệp.

3. Chủ động thu thập, tự đánh giá và sử dụng các nguồn thông tin phản hồi về công việc của bản thân một cách hệ thống, thường xuyên, và có cơ sở khoa học.

4. Thừa kế, nghiên cứu và phát triển cơ sở lý luận y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại về thuốc, bào chế, châm cứu, dưỡng sinh và điều trị y học cổ truyền trong thực hành lâm sàng, nghiên cứu khoa học và đào tạo.

5. Tham gia các hoạt động đào tạo, đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn trong phạm vi một số chuyên ngành khác đáp ứng mục tiêu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại; phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) nâng cao tay nghề phù hợp với công việc. Hỗ trợ nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp cho đồng nghiệp.

6. Tìm kiếm và xử lý các thông tin y học phục vụ chăm sóc bệnh nhân; tiếp cận các thông tin lâm sàng lưu trữ trong hồ sơ bệnh án (giấy và điện tử), thư viện, các nguồn thông tin trực tuyến một cách phù hợp, đầy đủ, chính xác đảm bảo tính bảo mật và tính pháp lý.

7. Sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Trung hoặc ngoại ngữ khác) trong học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp.

5. Thiết lập môi trường làm việc hành nghề an toàn và hiệu quả

1. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy tắc an toàn lao động và các chính sách, quy trình phòng ngừa cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn.

2. Tuân thủ quy định về kiểm soát môi trường cơ sở y tế (tiếng ồn, không khí, nguồn nước ...); quy định về quản lý, xử lý chất thải y tế và chất thải sinh hoạt.

3. Tuân thủ an toàn phòng cháy chữa cháy, động đất hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.

Năng lực ứng dụng kiến thức cơ bản về y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại trong chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam như thế nào?

Tại Lĩnh vực 2 Mục IV Chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3159/QĐ-BYT năm 2022 quy định năng lực ứng dụng kiến thức cơ bản về y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại trong chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam như sau:

Bác sĩ y học cổ truyền có khả năng ứng dụng kiến thức y học cổ truyền, kết hợp với kiến thức y học hiện đại về khoa học cơ bản, khoa học y sinh, bệnh học và điều trị học, y học xã hội, y học gia đình để nhận biết, giải thích, giải quyết các vấn đề và truyền đạt cho cá nhân, cộng đồng về tình trạng sức khỏe, bệnh tật.

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

1. Ứng dụng kiến thức khoa học cơ bản, khoa học y sinh, bệnh học và điều trị y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại trong thực hành chăm sóc, điều trị và phòng bệnh

1. Giải thích cấu trúc, chức năng và sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần con người qua các giai đoạn phát triển trong mối tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội theo y học hiện đại và y học cổ truyền.

2. Giải thích mối tương tác giữa cấu trúc và chức năng của cơ thể, giữa các hệ thống cơ quan trong điều kiện bình thường và bệnh lý, cơ chế bệnh sinh và các yếu tố tiên lượng bệnh tật theo y học hiện đại và y học cổ truyền.

3. Ứng dụng khái niệm khoa học xã hội, chính trị và pháp luật liên quan vào y học cổ truyền.

4. Ứng dụng các nguyên lý cơ bản của lý luận y học cổ truyền (Âm dương, ngũ hành, tạng phủ, kinh lạc, tinh, khí, thần, huyết, tân dịch, nguyên nhân gây bệnh...) trong chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.

5. Sử dụng kiến thức cơ bản trong các tác phẩm kinh điển như Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Nam Dược Thần Hiệu, Hoàng Đế Nội Kinh Tố vấn-Linh khu, Thương Hàn Luận, Kim Quỹ Yếu Lược... trong chẩn đoán, điều trị, dự phòng và nâng cao sức khỏe.

6. Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản của châm cứu về kinh lạc, huyệt vị và xây dựng công thức huyệt theo nguyên tắc lý - pháp - phương huyệt kết hợp với nguyên lý của y học hiện đại trong chẩn đoán và điều trị.

7. Ứng dụng kiến thức về chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng các phương pháp kích thích huyệt.

8. Ứng dụng kiến thức về phương pháp dưỡng sinh, xoa bóp, bấm huyệt và các phương pháp không dùng thuốc khác.

9. Ứng dụng kiến thức thực vật-dược liệu, tính vị, quy kinh, công năng chủ trị và tác dụng dược lý của thuốc Y học cổ truyền trong điều trị, dự phòng và nâng cao sức khỏe.

10. Thiết lập bài thuốc dựa vào: cấu tạo, gia giảm, chức năng, phân loại, tương tác; dạng bào chế và cách sử dụng; liều dùng; tác dụng phụ; chống chỉ định và thận trọng.

11. Vận dụng kiến thức về tương tác thuốc y học cổ truyền trong kế hoạch điều trị (tương tác thuốc y học cổ truyền - thuốc hóa dược, thuốc y học cổ truyền - thuốc y học cổ truyền, thuốc y học cổ truyền - thực phẩm).

12. Giải thích những nguyên tắc cơ bản trong chỉ định, chống chỉ định, cách thức tiến hành các quy trình, kỹ thuật thăm khám, xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, điều trị các bệnh và chứng bệnh thường gặp.

13. Giải thích các nguyên tắc và cách giải quyết các vấn đề cấp cứu cơ bản ban đầu bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.

14. Đánh giá hiệu quả can thiệp y tế dựa vào bằng chứng.

2. Ứng dụng các nguyên tắc, phương pháp y tế công cộng trong thực hành chăm sóc y khoa kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền

1. Hiểu nguyên tắc, mô hình, hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ mạng lưới y tế Việt Nam, mối quan hệ giữa ngành y tế với các ngành liên quan. Xác định được tầm quan trọng kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong hệ thống y tế Việt Nam và quốc tế.

2. Phân tích các khái niệm, nguyên lý cơ bản của dịch tễ học, chỉ số sức khỏe, yếu tố nguy cơ, mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ bệnh, dịch bệnh trên cơ sở kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền.

3. Giải thích nguyên tắc và ứng dụng trong dự phòng bệnh tật; chiến lược dự phòng, tiếp cận dự phòng dựa vào cộng đồng và yếu tố nguy cơ cao trong phòng ngừa, nâng cao sức khỏe bằng y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền.

4. Phân tích vai trò dinh dưỡng, thực dưỡng y học cổ truyền với sức khỏe cộng đồng.

5. Có kiến thức cơ bản về dân số, sức khỏe sinh sản; mối liên quan giữa dân số - sức khỏe sinh sản và phát triển xã hội.

6. Giải thích vai trò và có kỹ năng áp dụng các phương pháp, phương tiện của truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe; các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình thay đổi hành vi sức khỏe trong phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe.

3. Ứng dụng nghiên cứu khoa học trong thực hành chăm sóc sức khỏe theo y học hiện đại và y học cổ truyền

1. Xác định các lĩnh vực nghiên cứu y học cổ truyền, y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại trong thực hành tìm kiếm tài liệu.

2. Thể hiện khả năng tham gia nghiên cứu về y học cổ truyền, y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại trên cơ sở y học bằng chứng và đạo đức nghiên cứu.

Trân trọng!

Y học cổ truyền
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Y học cổ truyền
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm vi hành nghề của y sỹ y học cổ truyền theo Thông tư 32?
Hỏi đáp Pháp luật
Cử nhân y học cổ truyền được phép kê đơn thuốc cổ truyền cho bệnh nhân không?
Hỏi đáp pháp luật
Vị thuốc y học cổ truyền là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Phương pháp chích muối ăn vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền
Hỏi đáp pháp luật
Xin Giấy chứng nhận là lương y ở đâu đối với người được đặc cách đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh trong quản lý bệnh viện
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh trong hợp tác quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh
Hỏi đáp pháp luật
Lãnh đạo bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những ai?
Hỏi đáp pháp luật
Các Phòng chức năng của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm phòng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Y học cổ truyền
1,214 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Y học cổ truyền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Y học cổ truyền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào