Cử nhân y học cổ truyền được phép kê đơn thuốc cổ truyền cho bệnh nhân không?
Cử nhân y học cổ truyền được phép kê đơn thuốc cổ truyền cho bệnh nhân không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 44/2018/TT-BYT quy định về người được phép kê đơn thuốc cổ truyền như sau:
Điều 3. Người được kê đơn thuốc
1. Người có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề) được kê đơn thuốc thang, kê đơn kết hợp thuốc thành phẩm và thuốc thang:
a) Bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền, bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền có thời gian tối thiểu 6 tháng;
b) Cử nhân y học cổ truyền đã được đào tạo tương đương với văn bằng bác sỹ;
c) Y sỹ y học cổ truyền;
d) Lương y.
2. Người được kê đơn thuốc dược liệu:
a) Các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này;
b) Bác sỹ không thuộc chuyên khoa y học cổ truyền;
c) Y sỹ đa khoa.
3. Người được kê đơn thuốc thành phẩm:
a) Các đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Lương y.
4. Người có chứng chỉ hành nghề bài thuốc gia truyền chỉ được kê đơn bài thuốc gia truyền đã được cấp có thẩm quyền cấp phép.
Theo đó, người được phép kê đơn thuốc cổ truyền bao gồm:
- Bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền, bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền có thời gian tối thiểu 6 tháng;
- Cử nhân y học cổ truyền đã được đào tạo tương đương với văn bằng bác sỹ;
- Y sỹ y học cổ truyền;
- Lương y.
Như vậy, cử nhân y học cổ truyền đã được đào tạo tương đương với văn bằng bác sỹ thì được phép kê đơn thuốc cổ truyền cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với những người có trình độ cử nhân y học cổ truyền nhưng chưa thông qua đào tạo có trình độ văn bằng bác sỹ thì không được phép kê đơn thuốc.
Cử nhân y học cổ truyền được phép kê đơn thuốc cổ truyền cho bệnh nhân không? (Hình từ Internet)
Tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền có được cấp Chứng chỉ hành nghề dược không?
Căn cứ Điều 13 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
Điều 13. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược
1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);
b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
d) Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
đ) Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
h) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
i) Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
k) Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
l) Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.
...
Như vậy, tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền vẫn có thể được cấp chứng chỉ hành nghề dược nếu đáp ứng các điều kiện về thời gian thực hành, chứng nhận đủ sức khỏe và không thuộc các trường hợp bị cấm.
Nguyên tắc kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 44/2018/TT-BYT một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu như sau:
- Người hành nghề chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
- Kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh và tình trạng bệnh.
- Được kê đơn phối hợp thuốc thang và thuốc thành phẩm trên một người bệnh mà giữa các thuốc này có sự trùng lặp một số vị thuốc trong thành phần, công thức.
- Trường hợp có sửa chữa nội dung đơn thuốc thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.
- Trường hợp đơn thuốc có chứa dược liệu độc thuộc Danh mục dược liệu độc làm thuốc ban hành kèm theo Thông tư 42/2017/TT-BYT thì phải ghi rõ số lượng bằng số và bằng chữ, trường hợp số lượng dưới 10 (mười) thì phải ghi số 0 (không) ở phía trước.
- Không được ghi vào đơn thuốc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ thiết bị y tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?