Quy định về trách nhiệm của người nhận bảo lãnh Chính phủ là gì?

Trách nhiệm của người nhận bảo lãnh Chính phủ ra sao? Trách nhiệm của ngân hàng phục vụ liên quan tới bảo lãnh Chính phủ như thế nào? Mẫu văn bản cam kết do đối tượng được bảo lãnh phát hành được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị Thanh (Hải Phòng)

Trách nhiệm của người nhận bảo lãnh Chính phủ ra sao?

Tại Điều 65 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người nhận bảo lãnh Chính phủ như sau:

- Người cho vay (người nhận bảo lãnh) có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính trong quá trình đàm phán Thư bảo lãnh.

- Người nhận bảo lãnh có trách nhiệm hợp tác với Bộ Tài chính trong quá trình thực hiện khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và trong thời gian Thư bảo lãnh có hiệu lực:

+ Gửi cho Bộ Tài chính bản sao chi tiết thông báo từng khoản rút vốn, lãi suất biến động (nếu có), yêu cầu trả nợ cùng thời điểm gửi cho đối tượng được bảo lãnh;

+ Gửi thông báo cho Bộ Tài chính về tình hình rút vốn, trả nợ và dự án của đối tượng được bảo lãnh ngay khi phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào xảy ra;

+ Gửi cho Bộ Tài chính các thông báo khác theo quy định của Thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh.

- Người nhận bảo lãnh có trách nhiệm chia sẻ các thông tin cần thiết cho Bộ Tài chính về đối tượng được bảo lãnh, dự án và khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, các báo cáo kiểm tra, giám sát trong phạm vi cho phép của mình để đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích, đối tượng được bảo lãnh thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận vay.

Quy định về trách nhiệm của người nhận bảo lãnh Chính phủ là gì?

Quy định về trách nhiệm của người nhận bảo lãnh Chính phủ là gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của ngân hàng phục vụ liên quan tới bảo lãnh Chính phủ như thế nào?

Tại Điều 66 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của ngân hàng phục vụ liên quan tới bảo lãnh Chính phủ như sau:

- Thực hiện các nhiệm vụ và phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trong quá trình quản lý dự án, khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có liên quan theo các quy định tại Nghị định này.

- Cung cấp cho Bộ Tài chính Báo cáo chi tiết của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (bản in) về tình hình tín dụng của đối tượng được bảo lãnh trong năm báo cáo vào tuần làm việc đầu tiên của năm tài chính tiếp theo.

- Thực hiện các chế tài cần thiết theo yêu cầu của Bộ Tài chính phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này để thu hồi các khoản nợ mà Quỹ Tích lũy trả nợ đã cho đối tượng được bảo lãnh vay để trả nợ cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các chi phí phát sinh từ việc trả nợ thay cho đối tượng được bảo lãnh.

- Đối xử ngang bằng trong quản lý khoản vay, thu hồi và thanh toán nợ, thực hiện các biện pháp bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh như đối với các khoản vay vốn khác của đối tượng được bảo lãnh tại ngân hàng phục vụ.

Mẫu văn bản cam kết do đối tượng được bảo lãnh phát hành được quy định như thế nào?

Tại Phụ lục I Mẫu văn bản cam kết ban hành kèm theo Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về mẫu văn bản cam kết do đối tượng được bảo lãnh phát hành như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

……………, ngày……..tháng……….năm……….

VĂN BẢN CAM KẾT

……………………(Tên doanh nghiệp) có trụ sở đăng ký tại ……………………………..được đại diện bởi ………………………. (Tên và chức danh của Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên, và/hoặc Tổng Giám đốc) là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp (sau đây được gọi tắt là Tên doanh nghiệp viết tắt).

(Tên doanh nghiệp) cam kết với Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh thay mặt Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan tới Thỏa thuận vay số... ngày… tháng…. năm .... ký giữa (Tên doanh nghiệp) và (tên bên cho vay), khoản phát hành trái phiếu cho (tên dự án đầu tư) như sau:

Điều 1. (Tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.

2. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thương mại, thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh và các thỏa thuận khác (nếu có) ký với Bộ Tài chính hoặc tổ chức dịch vụ thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn theo ủy quyền của cho Bộ Tài chính.

3. Quản lý và sử dụng vốn vay, vốn góp, vốn chủ sở hữu đúng mục đích và thực hiện đúng tiến độ như kế hoạch đã đăng ký khi đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ.

4. Trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh:

a) Thực hiện việc ký kết hợp đồng thế chấp tài sản với Bộ Tài chính;

b) Đề xuất ngân hàng phục vụ cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu; mở tài khoản dự án tại ngân hàng phục vụ, thông báo số tài khoản dự án và toàn bộ tài khoản tiền gửi hiện có tại các tổ chức tín dụng kèm theo xác nhận của tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản cho Bộ Tài chính.

5. Trong thời gian Thư bảo lãnh có hiệu lực:

a) Đảm bảo vốn chủ sở hữu tham gia dự án theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn chủ sở hữu theo tiến độ thực hiện Dự án đối với các hạng mục phải chi từ vốn chủ sở hữu, khi quyết toán công trình hoàn thành dự án phải đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu đúng tỷ lệ đã đăng ký trong hồ sơ khi thẩm định cấp bảo lãnh;

b) Thực hiện việc kê khai, đăng ký tài sản thế chấp, bổ sung tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật về bảo lãnh chính phủ và về giao dịch bảo đảm;

c) Thực hiện hạch toán, kế toán đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật đối với các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;

d) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản phí bảo lãnh theo mức phí được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tính trên số dư nợ gốc được Chính phủ bảo lãnh;

đ) Thực hiện đầy đủ, đúng hạn chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính;

e) Thông báo cho Bộ Tài chính mọi thay đổi có liên quan tới Thỏa thuận vay, người vay (người nhận bảo lãnh), cơ cấu cổ đông, cá nhân góp vốn trong doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh;

g) Tạo điều kiện cho đại diện của cơ quan cấp bảo lãnh kiểm tra tình hình thực hiện dự án đầu tư khi cần thiết.

Điều 2. (Tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện các biện pháp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, cụ thể như sau:

1. Ưu tiên sử dụng nguồn thu từ tài khoản dự án để trả nợ cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và cho khoản vay Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ cho dự án đầu tư có liên quan.

2. Cam kết chuyển doanh thu và các khoản thu nhập khác ngay khi phát sinh về tài khoản dự án tại ngân hàng phục vụ và duy trì số dư trong tài khoản dự án (bằng nguyên tệ hoặc bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi của ngân hàng phục vụ) từ năm đầu tiên phát sinh nghĩa vụ trả nợ để đảm bảo trả nợ vay đúng hạn theo quy định. Trường hợp số dư tài khoản dự án nhỏ hơn mức cam kết, ngân hàng phục vụ có quyền yêu cầu (tên doanh nghiệp) chuyển tiền bổ sung và báo cáo Bộ Tài chính.

(Tên doanh nghiệp) ủy quyền vô điều kiện, không hủy ngang cho ngân hàng phục vụ trích tiền từ tài khoản dự án và yêu cầu các tổ chức tín dụng nơi (tên doanh nghiệp) có tài khoản tiền gửi trích tiền từ tài khoản tiền gửi của (tên doanh nghiệp) để đảm bảo số dư tối thiểu của tài khoản dự án theo quy định hoặc thực hiện nghĩa vụ trả nợ và thông báo cho (tên doanh nghiệp), Bộ Tài chính, (tên doanh nghiệp) ủy quyền không hủy ngang cho các tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản tiền gửi được quyền trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để chuyển cho ngân hàng phục vụ thực hiện nghĩa vụ trả nợ của (tên doanh nghiệp) theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

3. Trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh:

a) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trước kỳ hạn nợ tối thiểu là 90 ngày trước khi đến hạn trả nợ nhưng không có khả năng thanh toán hoặc dự kiến thanh toán không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, có nêu rõ lý do và cung cấp các bằng chứng chứng minh về việc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đã cam kết trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thanh toán;

b) (Tên doanh nghiệp) và công ty mẹ (nếu có) nhận nợ bắt buộc với Bộ Tài chính (Quỹ Tích lũy trả nợ) theo các điều khoản và điều kiện quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh; cùng chia sẻ nghĩa vụ trả nợ cho Quỹ Tích lũy trả nợ nếu (tên doanh nghiệp) không thể trả toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ nợ theo hợp đồng vay bắt buộc đã ký;

c) Có nghĩa vụ bồi hoàn cho Bộ Tài chính các khoản tiền mà Bộ Tài chính đã cho vay bắt buộc để trả nợ hoặc đã trả nợ thay cộng toàn bộ chi phí phát sinh thực tế liên quan đến việc cho vay bắt buộc để trả nợ hoặc đã trả nợ thay cho (tên doanh nghiệp) đối với (người cho vay) theo Hợp đồng vay bắt buộc ký giữa (tên doanh nghiệp), Công ty mẹ (nếu có) và Bộ Tài chính.

4. Trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay bắt buộc với Quỹ Tích lũy trả nợ:

a) Trong thời gian vay Quỹ Tích lũy trả nợ, (tên doanh nghiệp) chấp nhận việc Bộ Tài chính kiểm soát Tài khoản Dự án trong thời gian vay Quỹ Tích lũy trả nợ và được tự động trích chuyển tiền từ Tài khoản Dự án hoặc các tài khoản khác của (tên doanh nghiệp) để trả Quỹ tích lũy trả nợ khi đến hạn;

b) Báo cáo Bộ Tài chính toàn bộ các khoản thu, chi, số dư tiền mặt, tiền gửi, tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án theo quý nếu vay dưới 3 kỳ trả nợ; theo tháng nếu vay từ kỳ thứ 4 trở đi và thực hiện các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Bộ Tài chính kể từ khi phải vay bắt buộc từ Quỹ Tích lũy trả nợ;

c) Trường hợp tài khoản dự án hoặc tài khoản tiền gửi khác của (tên doanh nghiệp) tại các ngân hàng thương mại có số dư theo báo cáo hàng quý, hàng tháng của (tên doanh nghiệp), Bộ Tài chính được thực hiện quyền yêu cầu ngân hàng phục vụ hoặc ngân hàng nơi (tên doanh nghiệp) mở tài khoản trích chuyển tiền gửi cưỡng chế từ tài khoản dự án hoặc tài khoản khác của (tên doanh nghiệp) và thông báo cho (tên doanh nghiệp) để thu hồi nợ quá hạn, đến hạn (nếu có) trong trường hợp (tên doanh nghiệp) không bị lỗ trong năm tài chính gần nhất trước đó; hoặc thu hồi nợ trước hạn cho Quỹ Tích lũy trả nợ (nếu có) trong trường hợp (tên doanh nghiệp) không bị lỗ trong 3 năm liền kề trước đó.

5. Thừa nhận và đồng ý quyền của Bộ Tài chính đối với việc thực hiện bất kỳ các biện pháp chế tài theo luật pháp Việt Nam để thu hồi từ (tên doanh nghiệp) đối với các khoản nợ mà Bộ Tài chính đã cho (tên doanh nghiệp) vay để trả nợ hoặc đã trả nợ thay đối với (tên Người nhận bảo lãnh), quyền được yêu cầu ngân hàng phục vụ tự động trích tài khoản dự án, các tài khoản khác để trả nợ cho người nhận bảo lãnh hoặc cho Quỹ Tích lũy trả nợ; (tên doanh nghiệp) chấp nhận phương thức xử lý tài sản thế chấp của Bộ Tài chính để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ.

6. Chấp nhận các chế tài xử lý vi phạm khác trong quá trình quản lý bảo lãnh theo quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.

Điều 3. (Tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện các yêu cầu và thủ tục theo quy định của pháp luật về bảo lãnh chính phủ và pháp luật có liên quan khi thực hiện các nghiệp vụ có liên quan tới việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, vốn góp, cổ phần của Công ty, dự án hoặc tài sản sau đầu tư của dự án cho một bên thứ ba.

Điều 4. (Tên doanh nghiệp) là công ty mẹ của (tên doanh nghiệp là đối tượng được bảo lãnh) cam kết có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho (tên doanh nghiệp) khi (tên doanh nghiệp) gặp khó khăn tài chính không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo Thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh hoặc theo hợp đồng vay bắt buộc Quỹ Tích lũy trả nợ.

Điều 5. Nghĩa vụ của (tên doanh nghiệp) và (tên công ty mẹ) của (tên doanh nghiệp (nếu có) đối với Bộ Tài chính chỉ chấm dứt khi (tên doanh nghiệp và công ty mẹ) đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người nhận bảo lãnh và Bộ Tài chính (không phụ thuộc vào việc kết thúc khoản vay, khoản phát hành trái phiếu, chấm dứt tính hiệu lực của Thư bảo lãnh...).

Cam kết này được lập thành ... bản, mỗi bản được lưu giữ bởi Bộ Tài chính, (tên doanh nghiệp), công ty mẹ của (Tên doanh nghiệp) (nếu có).

(Tên doanh nghiệp)

Trân trọng!

Bảo lãnh Chính phủ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo lãnh Chính phủ
Hỏi đáp pháp luật
Thu, nộp phí bảo lãnh Chính phủ từ doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp việc điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh như thế nào
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tài khoản dự án bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ và điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hạn mức bảo lãnh Chính phủ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay trong nước và nước ngoài của doanh nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp là đối tượng được bảo lãnh Chính phủ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trách nhiệm của người nhận bảo lãnh Chính phủ là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về xử lý vi phạm của đối tượng được bảo lãnh các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo lãnh Chính phủ
Nguyễn Hữu Vi
865 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào