Quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp như thế nào?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp là gì?
Tại Điều 11 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ nộp cho Bộ Tài chính trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính các hồ sơ sau:
1. Văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ của doanh nghiệp (bản chính).
2. Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của chủ dự án đầu tư (bản sao có chứng thực).
3. Các văn bản về dự án đầu tư có liên quan (bản sao có chứng thực):
a) Quyết định chủ trương đầu tư kèm theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Quyết định đầu tư kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoặc
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
4. Báo cáo của doanh nghiệp đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ về tình hình hoạt động và dự án dự kiến vay vốn (bản chính), bao gồm các nội dung:
a) Tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp (trong đó có danh sách các cổ đông, cá nhân góp vốn từ 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên) và hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực của dự án đề nghị cấp bảo lãnh;
b) Nguồn vốn cho dự án (nêu rõ số tiền cụ thể của từng nguồn vốn: vốn chủ sở hữu, vốn vay hoặc phát hành trái phiếu và tỷ trọng của từng nguồn); tiến độ góp vốn của chủ sở hữu;
c) Mục đích vay, phát hành trái phiếu;
d) Thời gian dự kiến vay, phát hành trái phiếu (thời gian bắt đầu trả gốc, lãi), thời gian rút vốn và thực hiện dự án;
đ) Phương án sử dụng và quản lý khoản vay, khoản phát hành trái phiếu;
e) Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi và các loại phí và chi phí khi đến hạn, bao gồm nguồn từ dòng tiền hoạt động của dự án và nguồn trả nợ dự phòng thay thế (nếu có);
g) Phương án tài sản thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
5. Phương án bố trí vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% trong tổng mức đầu tư của dự án kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm trong thời kỳ xây dựng theo tiến độ thực hiện dự án.
6. Báo cáo tài chính 03 năm liền kề gần nhất với thời điểm gửi hồ sơ thẩm định chủ trương cấp bảo lãnh đã được kiểm toán (bản sao có chứng thực) của:
a) Doanh nghiệp đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh;
b) Công ty mẹ của doanh nghiệp đề nghị cấp bảo lãnh hoặc của các cổ đông, thành viên góp vốn (không bao gồm cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân) có tỷ lệ sở hữu tối thiểu 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp chưa có doanh thu từ bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào khác.
Trường hợp hồ sơ được nộp vào nửa cuối năm tài chính thì các tổ chức trên phải bổ sung báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm đã được Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên hoặc người được ủy quyền phê duyệt theo điều lệ của doanh nghiệp đó.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ của doanh nghiệp
- Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của chủ dự án đầu tư
- Các văn bản về dự án đầu tư có liên quan
- Báo cáo của doanh nghiệp đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ
- Phương án bố trí vốn chủ sở hữu
Quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm định chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ với doanh nghiệp như thế nào?
Tại Điều 12 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về thẩm định chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ với doanh nghiệp như sau:
- Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ sau khi doanh nghiệp đã cung cấp đủ các hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này và trước khi đàm phán thỏa thuận vay hoặc chuẩn bị hồ sơ pháp lý phát hành trái phiếu theo quy định.
-. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh từ doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này, Bộ Tài chính xem xét hồ sơ gồm các nội dung chính sau:
+ Tính hợp lệ của hồ sơ cung cấp;
+ Đáp ứng các điều kiện về đối tượng được bảo lãnh quy định tại Điều 41 Luật Quản lý nợ công;
+) Đáp ứng các điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp quy định tại Điều 43 Luật Quản lý nợ công và Nghị định này.
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính thông báo cho doanh nghiệp trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định.
- Trường hợp cần bổ sung thông tin trong quá trình thẩm định, Bộ Tài chính lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý ngành về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý có liên quan đến dự án vay vốn đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ. Các cơ quan có trách nhiệm trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tài chính.
- Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định chủ trương cấp bảo lãnh và đề xuất phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ.
Phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp ra sao?
Tại Điều 13 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp như sau:
- Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm định của Bộ Tài chính theo Quy chế làm việc của Chính phủ và gửi các cơ quan liên quan.
- Trong vòng 03 năm kể từ ngày được phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ, đối tượng được phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh theo quy định tại Điều 14 hoặc Điều 19 Nghị định này gửi Bộ Tài chính. Quá thời hạn này, chủ trương cấp bảo lãnh không còn giá trị để xem xét cấp bảo lãnh.
- Chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ được phê duyệt là căn cứ để doanh nghiệp đàm phán với người cho vay hoặc xây dựng đề án phát hành trái phiếu nhưng không đảm bảo được cấp bảo lãnh chính phủ nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 14, Điều 19 Nghị định này tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?