Quy định về chế độ báo cáo đối với việc phát hành và quản lý vốn phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của ngân hàng chính sách như thế nào?
- Chế độ báo cáo đối với việc phát hành và quản lý vốn phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của ngân hàng chính sách là gì?
- Thanh toán trái phiếu của ngân hàng chính sách được chính phủ bảo lãnh ra sao?
- Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với việc phát hành và quản lý vốn phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của ngân hàng chính sách ra sao?
- Xử lý rủi ro đối với ngân hàng chính sách được chính phủ bảo lãnh như thế nào?
Chế độ báo cáo đối với việc phát hành và quản lý vốn phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của ngân hàng chính sách là gì?
Tại Điều 52 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo đối với việc phát hành và quản lý vốn phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của ngân hàng chính sách như sau:
- Ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính:
+ Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ: Định kỳ hàng quý, hàng năm, trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc mỗi quý và 20 ngày làm việc sau khi kết thúc năm tài chính, ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính về tình hình huy động, sử dụng nguồn vốn, tình hình trả nợ gốc, nợ lãi trái phiếu được bảo lãnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để theo dõi;
+ Báo cáo tình hình thu chi tài chính: Báo cáo tài chính năm được kiểm toán sau 10 ngày làm việc kể từ khi có kết quả kiểm toán.
- Ngoài báo cáo định kỳ, ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo đột xuất về tình hình tài chính trong trường hợp cần thiết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính.
Thanh toán trái phiếu của ngân hàng chính sách được chính phủ bảo lãnh ra sao?
Tại Điều 53 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về Ngân hàng chính sách có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn bằng các nguồn vốn hợp pháp của mình.
Quy định về chế độ báo cáo đối với việc phát hành và quản lý vốn phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của ngân hàng chính sách như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với việc phát hành và quản lý vốn phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của ngân hàng chính sách ra sao?
Tại Điều 54 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với việc phát hành và quản lý vốn phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của ngân hàng chính sách như sau:
- Trường hợp ngân hàng chính sách không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn, ngân hàng chính sách có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính 03 tháng trước ngày đến hạn trả nợ về tình hình thực tế và đề xuất phương án thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong phạm vi giá trị trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã cấp.
- Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu đến hạn gồm có:
+ Văn bản đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho khoản trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm các thông tin sau: Mã trái phiếu; số tiền gốc, lãi đến hạn; kỳ hạn thanh toán; tình hình tài chính của đối tượng được bảo lãnh; giải trình lý do đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; đề xuất thời hạn và nguồn thanh toán cho Bộ Tài chính đối với khoản nợ trái phiếu đề nghị Bộ Tài chính trả thay;
+ Báo cáo tài chính của năm thực hiện và hai năm liền kề trước đó của đối tượng được bảo lãnh.
- Trên cơ sở đề xuất của ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án trả nợ thay đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, cụ thể như sau:
+ Điều kiện trả nợ thay;
+ Giá trị và số kỳ trả nợ thay;
+ Nguồn trả nợ thay.
- Bộ Tài chính có trách nhiệm trả nợ cho người sở hữu trái phiếu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Xử lý rủi ro đối với ngân hàng chính sách được chính phủ bảo lãnh như thế nào?
Tại Điều 55 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về xử lý rủi ro đối với ngân hàng chính sách được chính phủ bảo lãnh như sau:
- Bộ Tài chính thực hiện đình chỉ việc phát hành trái phiếu được bảo lãnh của ngân hàng chính sách trong các trường hợp sau:
+ Ngân hàng chính sách không thực hiện phát hành theo đúng phương án phát hành trái phiếu được bảo lãnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và thông báo phát hành của Bộ Tài chính;
+ Lãi suất phát hành trái phiếu được bảo lãnh vượt quá khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo;
+ Khối lượng phát hành trái phiếu được bảo lãnh vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Việc đình chỉ phát hành được áp dụng đối với đợt phát hành có vi phạm nêu tại Điều này (nếu chưa tổ chức phát hành) và các đợt phát hành tiếp theo (nếu có) thuộc hạn mức phát hành trái phiếu được bảo lãnh đã được phê duyệt của ngân hàng chính sách. Ngân hàng chính sách phải thực hiện ngay việc đình chỉ phát hành trái phiếu được bảo lãnh khi nhận được thông báo của Bộ Tài chính.
- Đối với việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, ngân hàng chính sách có trách nhiệm nhận nợ bắt buộc đối với khoản nợ trái phiếu đã được Bộ Tài chính thanh toán quy định tại Điều 54 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ không tiếp tục bảo lãnh phát hành trái phiếu cho chương trình, đề án phát hành mới nếu ngân hàng chính sách không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn cho Bộ Tài chính các khoản nợ trái phiếu đã được Bộ Tài chính thanh toán quy định tại khoản 3 Điều này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?