Quy định về xử lý vi phạm của đối tượng được bảo lãnh các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu ra sao?
Xử lý vi phạm của đối tượng được bảo lãnh các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu như thế nào?
Tại Điều 46 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm của đối tượng được bảo lãnh các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu như sau:
- Đối tượng được bảo lãnh được coi là có hành vi vi phạm khi không thực hiện đầy đủ trách nhiệm có liên quan quy định tại Nghị định này.
- Trong vòng 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính gửi thông báo, nếu các vi phạm không được đối tượng được bảo lãnh khắc phục, Bộ Tài chính thực hiện giám sát tài chính đối với đối tượng được bảo lãnh, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ không phê duyệt cấp bảo lãnh khoản vay mới hoặc khoản vay lại vốn vay nước ngoài hoặc khoản cấp phát vốn từ ngân sách nhà nước cho đối tượng được bảo lãnh.
- Bộ Tài chính áp dụng các chế tài xử lý cụ thể đối với đối tượng được bảo lãnh trong các trường hợp vi phạm sau đây:
+ Yêu cầu Bên cho vay tạm ngừng khoản rút vốn đang đề nghị nếu phát hiện có vấn đề trong hồ sơ rút vốn và yêu cầu đối tượng được bảo lãnh chỉnh lý hồ sơ rút vốn;
+ Thu tăng thêm 10% mức phí bảo lãnh chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho dự án vào mức phí đang áp dụng đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ cấp bảo lãnh trong vòng 03 năm liền kề tiếp theo, nhưng tổng mức phí bảo lãnh không quá 2%/năm khi đối tượng được bảo lãnh không thực hiện bố trí vốn chủ sở hữu đã đăng ký trong năm kế hoạch hoặc theo quy định của pháp luật; không thực hiện các thủ tục về thế chấp tài sản, chế độ thông tin báo cáo, cam kết duy trì số dư tài khoản dự án và các quy định khác tại Nghị định này.
Quy định về xử lý vi phạm của đối tượng được bảo lãnh các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu ra sao? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu tại ngân hàng chính sách là gì?
Tại Điều 47 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu tại ngân hàng chính sách như sau:
- Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách đối với khoản phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước.
- Đề án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Đề xuất nhu cầu huy động và sử dụng vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó bao gồm nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
+ Phương án huy động các nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, trong đó có nguồn vốn phát hành trái phiếu;
+ Dự kiến điều kiện, điều khoản của trái phiếu bao gồm: khối lượng; kỳ hạn (từ 01 năm trở lên); phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu;
+ Dự kiến kế hoạch phát hành và sử dụng vốn trái phiếu;
+ Phương án sử dụng và quản lý vốn trái phiếu và dự kiến việc mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);
+ Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
+ Các cam kết của đối tượng được bảo lãnh đối với đối tượng mua trái phiếu;
+ Tình hình tài chính của ngân hàng chính sách trong 03 năm liền kề trước năm kế hoạch, bao gồm vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng thu, tổng chi, chênh lệch thu - chi và tình hình cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của Nhà nước cho ngân hàng chính sách;
+ Tình hình huy động và sử dụng vốn thực hiện các chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước trong từng năm của 03 năm liền kề trước năm kế hoạch, trong đó nêu rõ:
++ Tổng nguồn vốn huy động trong từng năm phân theo từng loại nguồn vốn, trong đó bao gồm: nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và từ các nguồn huy động khác; nguồn vốn từ thu hồi cho vay; nguồn vốn gối đầu năm liền kề trước chuyển sang.
++ Tình hình sử dụng vốn trong từng năm, trong đó bao gồm: trả nợ gốc vốn huy động đến hạn (trong đó có chi trả nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh); thực hiện các chương trình tín dụng có mục tiêu (dư nợ đầu năm, cho vay mới trong năm, thu hồi cho vay trong năm và dư nợ cuối năm); nguồn vốn chuyển sang năm sau và sử dụng vốn khác.
+ Tình hình phát hành, thanh toán nợ gốc, nợ lãi và dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong 03 năm liền kề trước năm kế hoạch.
- Văn bản phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách hoặc người được ủy quyền theo quy định tại điều lệ tổ chức, hoạt động của ngân hàng chính sách.
- Báo cáo tài chính của 02 năm trước năm liền kề năm kế hoạch đã được kiểm toán bởi Kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập (trong trường hợp Kiểm toán nhà nước không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm đó) và báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm kế hoạch được Tổng giám đốc ngân hàng chính sách phê duyệt.
- Các văn bản chứng minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này:
+ Quyết định Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
+ Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình tín dụng mục tiêu khác của Nhà nước (nếu chương trình này chưa thuộc kế hoạch tăng trưởng tín dụng đã được phê duyệt).
Thẩm định hồ sơ, phê duyệt hạn mức và cấp bảo lãnh Chính phủ tại ngân hàng chính sách như thế nào?
Tại Điều 48 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về thẩm định hồ sơ, phê duyệt hạn mức và cấp bảo lãnh Chính phủ tại ngân hàng chính sách như sau:
- Căn cứ hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu, các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính xem xét có ý kiến đối với Đề án phát hành trái phiếu, các điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ cho ngân hàng chính sách, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ và mức phí bảo lãnh trong kế hoạch vay, trả nợ hàng năm. Cụ thể như sau:
+ Chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm, các ngân hàng chính sách gửi 03 bộ hồ sơ quy định tại Điều 47 Nghị định này đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu chưa đáp ứng;
+ Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến đối với kế hoạch phát hành trái phiếu được bảo lãnh hàng năm của các ngân hàng chính sách để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+ Nội dung trình Thủ tướng Chính phủ về hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với ngân hàng chính sách trong kế hoạch vay, trả nợ hàng năm bao gồm:
++ Điều kiện phát hành trái phiếu được bảo lãnh.
++ Tình hình hoạt động và tình hình tài chính của các ngân hàng chính sách.
++ Nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng mục tiêu và kế hoạch phát hành trái phiếu được bảo lãnh.
++ Phương án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu được bảo lãnh.
++ Đề xuất hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu năm kế hoạch cho các ngân hàng chính sách để thực hiện chương trình tín dụng mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho ngân hàng chính sách trong kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trên cơ sở quyết định của Chính phủ về hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho ngân hàng chính sách để tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 49 Nghị định này.
- Trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu hàng năm cho các ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính thông báo hạn mức bảo lãnh phát hành tạm thời trong quý I của năm kế hoạch cho các ngân hàng chính sách với giá trị tối đa không vượt quá số nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong quý I năm kế hoạch và hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu của năm kế hoạch dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thông báo là trước ngày 31 tháng 12 của năm liền kề trước năm kế hoạch.
- Bộ Tài chính làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh thực tế cho ngân hàng chính sách sau khi nhận được báo cáo kết quả phát hành của ngân hàng chính sách theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Nghị định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?