Ai được tra cứu hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử cơ quan Thuế?
Đối tượng nào được tra cứu hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử cơ quan Thuế?
Theo Khoản 1 Điều 47 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Bên sử dụng thông tin bao gồm:
- Các doanh nghiệp;
- Tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
- Các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, các bên sử dụng nêu trên được truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo các nội dung thông tin hóa đơn điện tử.
Ai được tra cứu hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử cơ quan Thuế? (Hình từ Internet)
Hết hạn sử dụng tài khoản truy cập tra cứu hóa đơn điện tử có bị thu hồi?
Khoản 1 Điều 50 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổng cục Thuế thực hiện việc thu hồi tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử hoặc thu hồi hiệu lực sử dụng hình thức nhắn tin của số điện thoại di động trong các trường hợp sau:
- Khi có đề nghị từ đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin;
- Thời hạn sử dụng đã hết;
- Tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử hoặc số điện thoại di động không thực hiện việc tra cứu thông tin trong thời gian 06 tháng liên tục;
- Phát hiện trường hợp sử dụng thông tin hóa đơn điện tử không đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin, không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Căn cứ quy định trên, nếu thời gian sử dụng tài khoản truy cập đã hết hạn thì Tổng cục Thuế thực hiện thu hồi tài khoản.
Quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ như thế nào?
Theo Khoản 4 Điều 43 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ như sau:
Tổng cục Thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ theo quy định sau:
- Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ và thực hiện dịch vụ công về hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử nếu cần thiết;
- Tích hợp kết quả điều tra và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến hóa đơn, chứng từ do các bộ, ngành, cơ quan có liên quan cung cấp;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ tại cơ quan thuế địa phương;
- Xây dựng và ban hành quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các phần mềm trong hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ.
Trên đây là nội dung về quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ theo quy định mới nhất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn bao lâu?
- Hướng dẫn kê khai tài sản theo Nghị định 130 cho công chức chi tiết, đầy đủ?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế theo Nghị định 15 mới nhất?
- SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu?