Theo quy định, mã chứng quyền có bảo đảm tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định ra sao?
Mã chứng quyền có bảo đảm tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Khoản 6 Điều 7 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 có quy định về mã chứng quyền có bảo đảm tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
Trong đó:
- 1 ký tự đầu tiên: Ký tự C đối với Call warrant (Chứng quyền mua) hoặc P đối với Put warrant (Chứng quyền bán).
- 3 ký tự tiếp theo: là thông tin tham chiếu đến tài sản cơ sở, cụ thể:
+ Với tài sản cơ sở là cổ phiếu: sử dụng mã cổ phiếu trong nước do VSD cấp
+ Với tài sản cơ sở có mã trong nước nhiều hơn 3 ký tự (chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chỉ số chứng khoán theo mã chỉ số do SGDCK cấp...): sử dụng ký tự chữ và số viết tắt hoặc các ký tự số từ 001 đến 999 để tham chiếu. VSD thông báo danh sách quy đổi trong trường hợp các nhưng mã chứng khoán có mã trong nước nhiều 3 ký tự theo các số từ 001 đến 999
- 2 ký tự tiếp theo: thể hiện năm đăng ký của chứng quyền;
- 2 ký tự cuối: thể hiện thứ tự của đợt đăng ký chứng quyền theo mã chứng khoán cơ sở trong năm của tất cả các tổ chức phát hành chứng quyền (đợt: 01, đợt 2: 02, đợt 3: 03, từ đợt 100 trở đi: dùng 26 ký tự trong bảng chữ cái tiếng Anh để thể hiện, ví dụ đợt 100: A0; đợt 101: A1; đợt 200: B0, đợt 201: B1.. VSD thông báo danh sách quy đổi trong trường hợp đợt đăng ký trong năm từ 100 đợt trở lên).
Trên đây là quy định về mã chứng quyền có bảo đảm tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Quy định về mã ISIN tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam?
Tại Điều 8 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 có quy định về mã ISIN tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
Trong đó:
- Mã quốc gia của TCPH chứng khoán: 2 ký tự chữ là VN (mã của Việt Nam theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 6166).
- Mã chứng khoán trong nước: 9 ký tự số và chữ.
+ Trường hợp các mã trái phiếu chính phủ trong nước đã cấp trước đây có 10 ký tự khi chuyển đổi sang mã ISIN được thực hiện như sau:
Đối với các trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành: thay 2 ký tự đầu “CP” bằng ký tự “T”
Đối với các mã do Ngân hàng Phát triển phát hành: thay 2 ký tự đầu “QH” bằng 1 ký tự “B”
+ Trường hợp các mã trái phiếu chính phủ có chứa ký tự "_" trong mã trái phiếu khi chuyển đổi sang mã ISIN sẽ bỏ ký tự "_".
+ Trường hợp các mã cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ trong nước có ít hơn 9 ký tự thì các chữ số 0 được thêm vào trước đó để đảm bảo có đủ 9 ký tự.
- Ký tự kiểm tra: 1 ký tự là ký tự số được tính theo nguyên tắc quy định tại Tiêu chuẩn quốc tế ISO 6166.
Trên đây là quy định về mã ISIN tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Hồ sơ cấp mã chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam?
Tại Khoản 1 Điều 9 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 có quy định về hồ sơ cấp mã chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
a. Đối với các TCPH thực hiện đăng ký chứng khoán tại VSD:
TCPH nộp Giấy đề nghị cấp mã chứng khoán (Mẫu 01/CMCK) kèm theo hồ sơ đăng ký chứng khoán. Việc cấp mã được thực hiện đồng thời với việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán.
b. Đối với các chứng chỉ quỹ mở
Công ty quản lý quỹ nộp hồ sơ đề nghị cấp mã tại VSD bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp mã chứng khoán (Mẫu 01/CMCK);
- Giấy phép thành lập quỹ mở do UBCKNN cấp (Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật).
c. Đối với các quyền mua TCPH không phải nộp hồ sơ đề nghị cấp mã cho quyền mua chứng khoán phát hành thêm tại VSD. Việc cấp mã cho quyền mua chứng khoán phát hành thêm được VSD thực hiện đồng thời với việc xử lý hồ sơ thực hiện quyền khi nhận được văn bản Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng của TCPH.
d. Đối với chứng quyền có bảo đảm, TCPH không phải nộp hồ sơ đề nghị cấp mã tại VSD. Việc cấp mã cho chứng quyền có bảo đảm được VSD thực hiện đồng thời với việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền.
đ. Đối với cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được thực hiện đấu giá tại tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần hoặc được bán theo phương thức dựng sổ tại tổ chức quản lý sổ lệnh, hồ sơ cấp mã chứng khoán thực hiện theo quy định hiện hành tại Quy chế hoạt động cấp mã chứng khoán, đăng ký, lưu ký, hủy đăng ký đối với cổ phần bán lần đầu theo phương thức đấu giá/phương thức dụng sổ của doanh nghiệp cổ phần hóa do Tổng Giám đốc VSD ban hành.
e. Đối với chứng khoán phái sinh, VSD căn cứ vào mã chứng khoán trong nước do SGDCK cấp để cấp mã ISIN theo quy định.
Hồ sơ cấp mã chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam bao gồm những giấy tờ quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?