Quy định về việc sử dụng lại mã chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam?
- Việc sử dụng lại mã chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào?
- Mã cổ phiếu trong nước tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào?
- Mã trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào?
- Mã trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào?
Việc sử dụng lại mã chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 6 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 có quy định việc sử dụng lại mã chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
2. Sử dụng lại mã chứng khoán
Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hủy mã chứng khoán, VSD không sử dụng lại mã trong nước và mã ISIN đã hủy bỏ để cấp cho bất kỳ TCPH khác, trừ các trường hợp sau:
a. TCPH có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã hủy.
b. TCPH hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của TCPH bị hợp nhất sau khi có ý kiến của UBCKNN.
Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hủy mã chứng khoán, VSD không sử dụng lại mã trong nước và mã ISIN đã hủy bỏ để cấp cho bất kỳ tổ chức phát hành khác, trừ các trường hợp sau:
- Tổ chức phát hành có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã hủy.
- Tổ chức phát hành hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của tổ chức phát hành bị hợp nhất sau khi có ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Quy định về việc sử dụng lại mã chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam? (Hình từ Internet)
Mã cổ phiếu trong nước tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 7 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 có quy định về mã cổ phiếu trong nước tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
1. Cổ phiếu
Mã cổ phiếu bao gồm 3 ký tự được quy định như sau:
- 3 chữ cái in hoa
hoặc - 2 chữ cái in hoa và 1 ký tự số
hoặc - 1 chữ cái in hoa và 2 ký tự số
- Ký tự đầu tiên phải là chữ cái in hoa
Mã cổ phiếu trong nước tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam bao gồm 3 ký tự gồm 3 chữ cái in hoa hoặc 2 chữ cái in hoa và 1 ký tự số hoặc 1 chữ cái in hoa và 2 ký tự số. Ký tự đầu tiên phải là chữ cái in hoa.
Mã trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại điểm a khoản 2 Điều 7 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 có quy định về mã trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
Mã trái phiếu Chính phủ bao gồm 9 ký tự được quy định như sau:
Tổ chức phát hành
Phương thức phát hành
Năm phát hành
Năm đáo hạn
Số thứ tự tại VSD
1 ký tự
1 ký tự
2 ký tự
2 ký tự
3 ký tự
Trong đó:
- Ký hiệu TCPH: 1 ký tự là chữ cái in hoa
Trường hợp Trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành: 1 ký tự là chữ T;
Trường hợp các tổ chức khác: ký tự chữ cái in hoa đầu ký hiệu TCPH được VSD quy định riêng căn cứ theo các tiêu chí được nêu tại Điều 2 Chương I Quy chế này.
- Ký hiệu phương thức phát hành: 1 ký tự là chữ in hoa
D : Đấu thầu
B: Bảo lãnh
L: Riêng lẻ
- Năm phát hành: 2 ký tự là ký tự số thể hiện 2 số cuối của năm phát hành
- Năm đáo hạn: 2 ký tự là ký tự số thể hiện 2 số cuối của năm đáo hạn
- Số thứ tự trái phiếu đăng ký tại VSD trong năm: 3 ký tự là ký tự số
Mã trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam bao gồm 9 ký tự gồm có nội dung sau: tổ chức phát hành; Phương thức phát hành; Năm phát hành; Năm đáo hạn; Số thứ tự tại VSD.
Mã trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại điểm b khoản 2 Điều 7 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 có quy định về mã trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
Mã trái phiếu Chính phủ bao gồm 9 ký tự được quy định như sau:
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
Tổ chức phát hành
Năm phát hành
Số thứ tự tại VSD
1 ký tự
3 ký tự
2 ký tự
3 ký tự
Trong đó:
- Ký hiệu Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: 1 ký tự là chữ B
- Ký hiệu TCPH: 3 ký tự là chữ cái in hoa là tên viết tắt của TCPH
- Năm phát hành: 2 ký tự là ký tự số thể hiện 2 số cuối của năm phát hành
- Số thứ tự trái phiếu đăng ký tại VSD trong năm: 3 ký tự là ký tự số
Mã trái phiếu Chính phủ bao gồm 9 ký tự được Chính phủ bảo lãnh trên đó có chứa các thông tin như tổ chức phát hành; Năm phát hành; Số thứ tự tại VSD.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?