Quy định của pháp luật về chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng?
Chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng được quy định như thế nào?
Theo Điều 13 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng như sau:
1. Chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng tại các dự án đầu tư xây dựng đường bộ có thu phí là nguồn thu cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí để hoàn vốn đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì dự án thu phí điện tử không dừng. Chi phí này được trích trực tiếp từ doanh thu thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ có thu phí. Trường hợp doanh thu hoàn vốn của dự án thu phí điện tử không dừng không đảm bảo tính khả thi so với phương án tài chính được duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tiếp tục thu phí tại trạm thu phí để hoàn vốn cho dự án thu phí điện tử không dừng.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu phí điện tử không dừng phù hợp với phương án đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì tại mỗi trạm thu phí. Chi phí này được xác định chính thức theo Hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà cung cấp dịch vụ thu phí và được cập nhật trong phương án tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường bộ có thu phí.
Chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng tại các dự án đầu tư xây dựng đường bộ có thu phí là nguồn thu cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí để hoàn vốn đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì dự án thu phí điện tử không dừng, được trích trực tiếp từ doanh thu thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ có thu phí. Doanh thu hoàn vốn của dự án thu phí điện tử không dừng không đảm bảo tính khả thi so với phương án tài chính được duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tiếp tục thu phí tại trạm thu phí để hoàn vốn cho dự án thu phí điện tử không dừng.
Quy định của pháp luật về chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng? (Hình từ Internet)
Quy định về việc thụ hưởng phí dịch vụ sử dụng đường bộ?
Theo Điều 14 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về việc thụ hưởng phí dịch vụ sử dụng đường bộ như sau:
1. Toàn bộ số tiền thu được tại mỗi trạm thu phí điện tử không dừng sẽ được nhà cung cấp dịch vụ thu phí hoàn trả cho nhà đầu tư để đảm bảo hoàn vốn theo quy định tại hợp đồng dự án sau khi trừ đi chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng. Thời gian và hình thức chuyển tiền do nhà đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ thống nhất nhưng đảm bảo việc chuyển tiền cho nhà đầu tư không quá 24 giờ kể từ lần chuyển tiền trước đó, trừ các trường hợp đặc biệt đã được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ thu phí.
2. Nhà đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ thu phí có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật.
3. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cho nhà đầu tư các khoản thất thu do lỗi của nhà cung cấp dịch vụ thu phí.
Toàn bộ số tiền thu được tại mỗi trạm thu phí điện tử không dừng sẽ được nhà cung cấp dịch vụ thu phí hoàn trả cho nhà đầu tư để đảm bảo hoàn vốn tại hợp đồng dự án sau khi trừ đi chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng.
- Nhà đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ thu phí có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán kế toán.
- Nhà cung cấp dịch vụ thu phí có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cho nhà đầu tư các khoản thất thu do lỗi của nhà cung cấp dịch vụ thu phí.
Quy định về chi phí tổ chức, quản lý, giám sát thu phí?
Căn cứ Điều 15 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về chi phí tổ chức, quản lý, giám sát thu phí như sau:
1. Chi phí tổ chức, quản lý, giám sát thu phí là toàn bộ chi phí để nhà đầu tư thực hiện công tác tổ chức, quản lý, giám sát thu phí (bao gồm cả việc thu phí điện tử không dừng và một dừng).
2. Chi phí tổ chức, quản lý, giám sát thu phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận với nhà đầu tư trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ, phù hợp quy định của pháp luật.
Chi phí tổ chức, quản lý, giám sát thu phí là toàn bộ chi phí để nhà đầu tư thực hiện công tác tổ chức, quản lý, giám sát thu phí (bao gồm cả việc thu phí điện tử không dừng và một dừng), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận với nhà đầu tư trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ, phù hợp quy định của pháp luật.
Quy định về chứng từ thu phí điện tử không dừng?
Căn cứ Điều 16 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về chứng từ thu phí điện tử không dừng như sau:
1. Chứng từ thu phí điện tử không dừng được phát hành dưới dạng chứng từ điện tử. Chứng từ thu phí điện tử không dừng phải có chữ ký điện tử của đơn vị phát hành theo quy định của pháp luật.
2. Không sử dụng chứng từ giấy cho việc thu phí điện tử không dừng. Trường hợp cần thiết có thể in chứng từ điện tử để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của cơ quan nhà nước.
Chứng từ thu phí điện tử không dừng được phát hành dưới dạng chứng từ điện tử, phải có chữ ký điện tử của đơn vị phát hành theo quy định của pháp luật. Không sử dụng chứng từ giấy cho việc thu phí điện tử không dừng. Trường hợp cần thiết có thể in chứng từ điện tử để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của cơ quan nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?