Việc công chức, viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo, bồi dưỡng có chế độ báo cáo như thế nào?
- 1. Chế độ báo cáo về công chức, viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
- 2. Trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ, Ngành Tư pháp là gì?
- 3. Trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ra sao?
1. Chế độ báo cáo về công chức, viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về chế độ báo cáo về công chức, viên chức Bộ Tư pháp được cử đi đào tạo, bồi dưỡng như sau:
1. Các đơn vị thuộc Bộ định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp (qua Vụ Tổ chức cán bộ) về tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; số lượng công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã tổ chức; đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
2. Thời gian gửi báo cáo thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng trước ngày 30/6 và 31/12 hằng năm về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
2. Trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ, Ngành Tư pháp là gì?
Theo Điều 21 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ, Ngành Tư pháp như sau:
a) Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng cho đối tượng tham gia bồi dưỡng giữ chức vụ lãnh đạo cấp Vụ hoặc được quy hoạch cấp Vụ trở lên hoặc các khóa bồi dưỡng đối với các lĩnh vực đặc thù, chuyên môn sâu hoặc có tác động, ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội do Bộ, Ngành Tư pháp chịu trách nhiệm quản lý.
b) Vụ trưởng và tương đương, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng cho đối tượng tham gia bồi dưỡng là Phó Vụ trưởng và tương đương hoặc quy hoạch Phó Vụ trưởng và tương đương trở xuống hoặc các khóa bồi dưỡng đối với các lĩnh vực đặc thù, chuyên môn sâu hoặc có tác động, ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội do đơn vị chịu trách nhiệm quản lý.
c) Phó Vụ trưởng và tương đương, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng cho đối tượng tham gia bồi dưỡng là lãnh đạo cấp Phòng và tương đương hoặc quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng và tương đương hoặc các khóa bồi dưỡng trong các lĩnh vực chuyên môn do đơn vị chịu trách nhiệm quản lý.
d) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, chuyên viên cao cấp có trách nhiệm tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng cho đối tượng tham gia bồi dưỡng là cán bộ quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng hoặc các khóa bồi dưỡng trong các lĩnh vực chuyên môn do đơn vị cấp Phòng chịu trách nhiệm quản lý.
2. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp phải có trách nhiệm bố trí, sắp xếp thời gian hợp lý tham gia giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được Lãnh đạo Bộ Tư pháp phê duyệt.
3. Việc tham gia giảng dạy phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; phù hợp với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người tham gia giảng dạy với nội dung khóa học; không làm ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng công việc được giao.
4. Việc tham gia giảng dạy là cơ sở đánh giá, xếp loại đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy hàng năm theo quy định. Khuyến khích các cá nhân có trình độ, năng lực, phương pháp sư phạm tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của Bộ, Ngành Tư pháp.
5. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của đội ngũ lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy được thực hiện theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ra sao?
Tại Điều 20 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp như sau:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm phối hợp Vụ Tổ chức cán bộ hoặc đơn vị được phân cấp theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Quy chế này cho ý kiến đối với các nội dung có liên quan đến chương trình, học bổng đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chọn, cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?