Có được thỏa thuận nghỉ thêm với người sử dụng lao động không khi người lao động nghỉ hết thời gian thai sản?

Chào anh chị Luật sư. Tôi có thắc mắc là vợ tôi vừa sinh con xong và đã nghỉ hết 06 tháng theo quy định nhưng tôi thấy vợ tôi còn chưa thực sự khỏe nên muốn để vợ nghỉ ở nhà thêm 1 thời gian nữa thì tôi không biết là việc này vợ tôi có được thỏa thuận nghỉ thêm với người sử dụng lao động không?

Người lao động nghỉ hết thời gian thai sản có được thỏa thuận nghỉ thêm với người sử dụng lao động không?

Tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ thai sản, theo đó:

Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Khi vợ bạn đã nghỉ hết thời gian thai sản và nếu có nhu cầu thì lao động nữ có thể được nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi đã thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Có được thỏa thuận nghỉ thêm với người sử dụng lao động không khi người lao động nghỉ hết thời gian thai sản?

Có được thỏa thuận nghỉ thêm với người sử dụng lao động không khi người lao động nghỉ hết thời gian thai sản? (Hình từ Internet)

Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản nhưng sức khỏe chưa phục hồi có được nghỉ dưỡng sức thêm không?

Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, như sau:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Nếu vợ bạn sau thời gian hưởng chế độ thai sản và trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì vợ bạn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi bị lưu thai là bao nhiêu ngày?

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi bị lưu thai như sau:

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Tùy vào trường hợp cụ thể khi bị lưu thai mà thời gian được nghỉ việc sẽ từ 10-50 ngày.

Trân trọng!

Thời gian hưởng chế độ thai sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thời gian hưởng chế độ thai sản
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trước khi sinh cho người lao động mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên hưởng chế độ thai sản trùng với kỳ nghỉ hè có được nghỉ bù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ có thai không bình thường thì được nghỉ bao nhiêu ngày cho mỗi lần khám thai?
Hỏi đáp Pháp luật
Đang nghỉ thai sản xin nghỉ việc luôn được không? Nghỉ việc luôn có được nhận tiền bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phụ nữ trong thời gian thai sản được nghỉ khám thai hưởng bảo hiểm xã hội mấy lần?
Hỏi đáp pháp luật
Có được thỏa thuận nghỉ thêm với người sử dụng lao động không khi người lao động nghỉ hết thời gian thai sản?
Hỏi đáp pháp luật
Đóng bảo hiểm đủ 6 tháng rồi có thể dừng được không?
Hỏi đáp pháp luật
Chồng mới đóng bảo hiểm thì có được nghỉ khi vợ sinh con?
Hỏi đáp pháp luật
Có được nghỉ thêm khi hết thời hạn thai sản?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nghỉ thai sản trùng với thời gian đi học
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời gian hưởng chế độ thai sản
Nguyễn Minh Tài
622 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào