Kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thông báo như thế nào?

Thông báo kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao? Mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao? Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao? Thông báo kết quả phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao? Câu hỏi của anh Hưng (Gia Lai)

Thông báo kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?

Tại Điều 20 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định thông báo kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, theo đó:

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban tư pháp của Quốc hội văn bản thông báo về việc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ được thông báo trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thông báo như thế nào?

Kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thông báo như thế nào? (Hình từ Internet)

Mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?

Theo Điều 22 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:

1. Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 310a của BLTTDS hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 19 Thông tư liên tịch này, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao văn bản thông báo về thời gian mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao kèm theo hồ sơ vụ án. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?

Căn cứ Điều 23 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, như sau:

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại khoản 2 Điều 310b BLTTDS và phát biểu quan điểm về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và quan điểm về việc giải quyết vụ án.

- Ý kiến phát biểu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và phải được gửi cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp.

Trân trọng!

Thủ tục tố tụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thủ tục tố tụng
Hỏi đáp Pháp luật
Xác định chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa hành chính sơ thẩm mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng minh thẩm phán, giấy chứng minh hội thẩm mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân được khởi kiện Cảnh sát giao thông xử phạt sai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc thẩm và Tái thẩm trong tố tụng dân sự giống và khác nhau như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tính thời hạn kháng cáo có trừ thứ bảy, chủ nhật?
Hỏi đáp pháp luật
Ai được quyền tố cáo? Tố cáo những việc gì?
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết tố cáo là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Người giải quyết tố cáo là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bị mất điện thoại báo công an có giải quyết không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thủ tục tố tụng
Nguyễn Minh Tài
511 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào