-
Bảo hiểm xã hội
-
Sổ bảo hiểm xã hội
-
Chốt sổ bảo hiểm xã hội
-
Tờ rời bảo hiểm xã hội
-
Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
-
Cấp sổ bảo hiểm xã hội
-
Gộp sổ bảo hiểm xã hội
-
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
-
Đóng bảo hiểm xã hội
-
Cổng thông tin điện tử bhxh việt nam
-
Hưởng bảo hiểm xã hội
-
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Tham gia bảo hiểm xã hội
-
Phụ cấp trang phục
-
Trợ cấp một lần
-
Hồ sơ khám giám định lần đầu
-
Thu bảo hiểm xã hội
-
Tra cứu bảo hiểm xã hội
-
Thủ tục hành chính BHXH
Có được dùng sổ bảo hiểm xã hội làm minh chứng về thời gian công tác pháp luật để được bổ nhiệm làm công chứng viên?
Dùng sổ bảo hiểm xã hội làm minh chứng về thời gian công tác pháp luật để được bổ nhiệm công chứng viên được không?
Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTP có quy định về giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật như sau:
3. Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Công chứng là một hoặc một số giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
b) Quyết định tuyển dụng, quyết định luân chuyển, điều động, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với vị trí công tác pháp luật được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng;
c) Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư, Chứng chỉ hành nghề đấu giá, Chứng chỉ hành nghề quản tài viên, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với các chức danh này;
d) Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh thời gian công tác pháp luật.
Căn cứ theo quy định hiện hành, sổ bảo hiểm xã hội có thể được xem là giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, ngoài sổ bảo hiểm xã hội, cần phải có quyết định tuyển dụng, quyết định luân chuyển, điều động, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động thì mới có chứng minh thời gian công tác pháp luật.
Có được dùng sổ bảo hiểm xã hội làm minh chứng về thời gian công tác pháp luật để được bổ nhiệm làm công chứng viên? (Hình từ Internet)
Cơ sở nào có thẩm quyền đào tạo nghề công chứng?
Tại Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BTP có quy định về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng như sau:
1. Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
2. Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng.
Theo đó, Học viện tư pháp thuộc Bộ Tư pháp có thẩm quyền đào tạo nghề công chứng.
Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được quy định thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BTP có quy định về công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài như sau:
1. Người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:
a) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;
b) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
2. Người đề nghị công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01);
b) Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Như vậy, việc công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định trên.
Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân
- Các nguyên tắc khi sử dụng vũ khí quân dụng? Các trường hợp được nổ súng quân dụng không cần cảnh báo?
- Doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện nào? Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải tuân những vấn đề nào?
- Nhận người giúp việc gia đình vào làm việc có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không?
- Hòa giải viên lao động được hưởng những chế độ nào? Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động hiện nay như thế nào?
- Khi nào người tham gia giao thông được vượt xe bên tay phải? Khi chuyển hướng xe người tham gia giao thông phải xử lý như thế nào?