Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính là gì?
- Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính là gì?
- Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như thế nào?
- 3. Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính là gì?
- 4. Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính là gì?
Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính là gì?
Tại Điều 18 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như sau:
1. Chính phủ ban hành các quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.
2. Chính phủ quy định tiêu chí thành lập tổ chức hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 và Điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định này (trừ các tổ chức thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam); quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm d khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định này theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính gồm ban hành các quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính; quy định tiêu chí thành lập tổ chức hành chính theo quy định của pháp luật; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính (trừ các tổ chức thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam); quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính theo quy định của pháp luật.
Thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính (Hình từ Internet)
Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như thế nào?
Tại Điều 19 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như sau:
1. Trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức hành chính, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác quản lý tổ chức hành chính.
2. Trình Chính phủ quy định tiêu chí chung về thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
3. Tổng hợp, cập nhật thông tin về tổ chức hành chính trong phạm vi cả nước và báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính là gì?
Tại Điều 20 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như sau:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm sau:
a) Trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định cụ thể tiêu chí thành lập tổ chức hành chính theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị định này hoặc phân cấp cho Tổng cục trưởng quyết định thành lập tổ chức quy định tại điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
2. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
4. Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính là gì?
Tại Điều 21 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4 Điều 2 Nghị định này; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm d khoản 4 Điều 2 Nghị định này theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định này theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?