Hành vi không thực hiện trả hết nợ sau khi tòa án đã giải quyết
Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Theo quy định trên, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn, chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê… hoặc sử dụng tài sản của người khác đã giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay mượn, thuê… vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản cấu thành tội phạm khi thỏa mãn 1 trong các dấu hiệu sau:
- Tài sản đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên
- Hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Đối với trường hợp nói trên của bạn, bạn có cho một người bạn mượn tiền, số tiền 70.000.000 đồng. Bạn đã làm đơn khởi kiện ra tòa án dân sự và Tòa án đã giải quyết yêu cầu trả tiền cho bạn từ năm 2012 đến năm 2013, nhưng kể từ đó đến nay, người đó mới chỉ trả cho bạn 13.000.000 đồng. và hiện tại người đó đi khỏi địa phương cư trú, không thể liên lạc được có thể có dấu hiệu của việc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền còn lại, tùy vào trường hợp cụ thể, mà hành vi này có thể cấu thành tội phạm. Mặc dù, trên thực tế chưa thể xác định chính xác hành vi của bạn của bạn có cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản hay chưa, tuy nhiên đó là hành vi vi phạm pháp luật và để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn hoàn toàn có thể tố cáo, trình bày sự việc nói trên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị can thiệp giải quyết. Trong đó, đơn tố cáo, trình bày bao gồm những nội dung như tên cơ quan gửi đơn, họ tên và các thông tin đầy đủ, cần thiết của ngừời gửi đơn, họ tên và các thông tin liên quan của người có hành vi vi phạm, trình bày khát quát về hành vi vi phạm và đưa ra yêu cầu, cũng như lời cam đoan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?