Quy định về lập và gửi báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán nhà nước?
- 1. Lập và gửi báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán nhà nước như thế nào?
- 2. Trình tự các bước tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán nhà nước?
- 3. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra của Kiểm toán nhà nước như thế nào?
1. Lập và gửi báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán nhà nước như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ 18/12/2022) quy định lập và gửi báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán như sau:
1. Lập và gửi báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán:
a) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán hàng quý:
Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tổ chức tổng hợp, lập và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước, đồng gửi Vụ Tổng hợp định kỳ hàng quý trước ngày 20 của tháng cuối quý.
Nội dung và phạm vi báo cáo: Tổng hợp tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của tất cả các đơn vị thuộc đối tượng đang theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tính đến thời điểm ngày 15 của tháng cuối quý; gồm các nội dung chính sau:
- Kết quả thực hiện kiến nghị về xử lý về tài chính (tăng thu, giảm chi NSNN; xử lý khác);
- Kết quả thực hiện kiến nghị về cơ chế chính sách;
- Kết quả thực hiện kiến nghị về kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể cá nhân có liên quan.
- Kết quả tiếp nhận, xử lý và giải quyết khiếu nại, khiếu kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán của KTNN.
Các kết luận, kiến nghị kiểm toán được xác nhận đã thực hiện được tổng hợp trên cơ sở Báo cáo kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị đã phát hành và văn bản trả lời Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị do đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phát hành; đồng thời phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ trên phần mềm tin học của KTNN.
b) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm:
Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tổ chức tổng hợp, lập và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước, đồng gửi Vụ Tổng hợp trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
Nội dung và phạm vi báo cáo: Tổng hợp tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và các vấn đề liên quan của tất cả các đơn vị thuộc đối tượng đang theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Các kết luận, kiến nghị kiểm toán được xác nhận đã thực hiện được tổng hợp trên cơ sở Báo cáo kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị đã phát hành và văn bản trả lời Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị do đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phát hành; đồng thời phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ trên phần mềm tin học của KTNN.
c) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Lập và gửi báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN:
Căn cứ các báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, Vụ Tổng hợp có trách nhiệm:
a) Tổng hợp, xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán định kỳ hàng quý, đột xuất của KTNN, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
b) Tổng hợp, lập và trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành báo cáo tổng hợp kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán hàng năm của KTNN.
2. Trình tự các bước tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán nhà nước?
Theo Điều 14 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ 18/12/2022) quy định trình tự các bước tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán như sau:
1. Chuẩn bị kiểm tra, gồm các bước: Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra, chuẩn bị triển khai kiểm tra.
2. Tổ chức thực hiện kiểm tra.
3. Kết thúc kiểm tra, gồm các bước: Lập biên bản, báo cáo kiểm tra; thẩm định, phát hành báo cáo kiểm tra; lưu trữ hồ sơ kiểm tra.
3. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra của Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Tại Điều 15 Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ 18/12/2022) quy định lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra như sau:
1. Căn cứ Kế hoạch năm về công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; kết quả theo dõi, đôn đốc hoặc theo yêu cầu đột xuất của Tổng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán giao trách nhiệm:
a) Bộ phận tham mưu, giúp việc tổ chức thực hiện theo dõi, trả lời báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị; đôn đốc việc báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
b) Trưởng Đoàn kiểm tra (dự kiến) lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm tra theo hình thức tổ chức kiểm tra tại đơn vị được kiểm toán. Việc tổ chức đoàn kiểm tra phải đảm bảo nguyên tắc tại Điều 3 Quy định này.
2. Căn cứ Kế hoạch kiểm tra do Trưởng Đoàn kiểm tra lập, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra; cụ thể:
a) Việc thẩm định Kế hoạch kiểm tra do Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra tổ chức, phân công thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Kết quả thẩm định Kế hoạch kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và lưu hồ sơ cuộc kiểm tra.
b) Trên cơ sở kết quả thẩm định, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra kết luận để Trưởng Đoàn kiểm tra hoàn hiện Kế hoạch kiểm tra trước khi phê duyệt;
c) Thủ trưởng đơn vị phê duyệt Kế hoạch kiểm tra và ban hành quyết định kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm tra.
3. Yêu cầu đối với Kế hoạch kiểm tra:
a) Việc lập Kế hoạch kiểm tra được căn cứ trên cơ sở:
- Kết quả theo dõi, đôn đốc thông tin về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được thu thập, tổng hợp theo Điều 10 Quy định này;
- Kết quả đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo Điều 11 Quy định này.
b) Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích cuộc kiểm tra;
- Nội dung cuộc kiểm tra;
- Phạm vi kiểm tra;
- Giới hạn kiểm tra;
- Phương pháp kiểm tra;
- Thời gian, nhân sự và đơn vị được kiểm tra chi tiết;
- Kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc kiểm tra.
c) Thời gian và nhân sự Đoàn kiểm tra:
- Thời hạn một cuộc kiểm tra không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp cần thiết phải tăng thêm thời gian kiểm tra, mỗi cuộc kiểm tra chỉ được gia hạn một lần, thời gian gia hạn tối đa không quá 10 ngày làm việc.
- Nhân sự Đoàn kiểm tra: Trưởng Đoàn kiểm tra phải là Phó trưởng phòng hoặc Kiểm toán viên chính trở lên; mỗi tổ kiểm tra phải có ít nhất 02 thành viên trong đó Tổ trưởng tổ kiểm tra là Phó trưởng phòng hoặc Kiểm toán viên chính trở lên (trường hợp thành lập Tổ). Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn khi phê duyệt kế hoạch kiểm tra, ban hành quyết định kiểm tra.
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra; điều chỉnh nhân sự đoàn kiểm tra; nội dung kiểm tra trên cơ sở đề nghị của Trưởng Đoàn kiểm tra, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (đồng thời gửi Vụ Tổng hợp) và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra.
5. Trường hợp việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được tổ chức lồng ghép với cuộc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán: Nội dung kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải được lập, thẩm định và phê duyệt tại Kế hoạch kiểm toán; thời gian kết thúc cuộc kiểm tra không vượt quá thời gian kết thúc cuộc kiểm toán; Trưởng Đoàn kiểm tra đồng thời Trưởng Đoàn kiểm toán; Báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được phát hành theo Điều 18 Quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?