Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chuyển khoản vị thế như thế nào?
1. Chuyển khoản vị thế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Theo Điều 29 Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về chuyển khoản vị thế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
1. VSD thực hiện chuyển khoản vị thế trong các trường hợp sau:
1.1. Chuyển khoản vị thế theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13, khoản 8.2 Điều 21, điểm c khoản 4 Điều 25 và điểm b khoản 3 Điều 28 Quy chế này.
1.2. Chuyển khoản toàn bộ vị thế, ký quỹ để tất toán tài khoản giao dịch, ký quỹ của nhà đầu tư trong trường hợp:
a. Theo yêu cầu khi thay đổi thành viên bù trừ chung theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 58/2021/TT-BTC;
b. Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên để chuyển sang thành viên bù trừ thay thế theo đề nghị của thành viên bù trừ hoặc theo chỉ định của VSD quy định tại khoản 3 và 5 Điều 28 Nghị định 158/2020/NĐ-CP.
2. Đối với trường hợp chuyển khoản nêu tại khoản 1.1 Điều này, VSD chỉ thực hiện chuyển khoản vị thế, không thực hiện chuyển khoản ký quỹ.
3. Việc chuyển khoản vị thế nêu tại khoản 1.2 Điều này được thực hiện đồng thời với chuyển khoản toàn bộ tài sản ký quỹ (là tiền và chứng khoán) của nhà đầu tư sang thành viên bù trừ thay thế. Trường hợp các tài khoản khách hàng của thành viên bù trừ đang vi phạm giới hạn vị thế, vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc mất khả năng thanh toán sẽ không được chuyển khoản vị thế sang thành viên bù trừ thay thế mà phải thực hiện giao dịch đối ứng để đóng vị thế.
3.1. Trường hợp chuyển khoản theo điểm a khoản 1.2 Điều này:
a. Thành viên bù trừ bên chuyển gửi VSD yêu cầu chuyển khoản theo Mẫu 05/PS-TTBT ban hành kèm theo Quy chế này sau khi thành viên bù trừ bên nhận đã hoàn thành việc mở TK CKKQ cho khách hàng liên quan.
b. Trong thời gian làm thủ tục chuyển khoản vị thế, ký quỹ để tất toán tài khoản giao dịch, ký quỹ của nhà đầu tư, các thành viên bù trừ liên quan phải đảm bảo tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ theo quy định.
3.2. Trường hợp chuyển khoản theo điểm b khoản 1.2 Điều này:
a. Thành viên bù trừ bên chuyển gửi VSD yêu cầu chuyển khoản theo Mẫu 05/PS-TTBT ban hành kèm theo Quy chế này sau khi thành viên bù trừ bên nhận đã hoàn thành việc mở TK CKKQ cho khách hàng liên quan.
b. Trường hợp chuyển khoản theo chỉ định của VSD, thành viên bù trừ thay thế có trách nhiệm mở TK CKKQ cho từng nhà đầu tư trong thời hạn yêu cầu trước khi VSD thực hiện chuyển khoản.
c. Trong thời gian làm thủ tục chuyển khoản vị thế, ký quỹ để tất toán, VSD không áp dụng cảnh báo tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cho đến khi quá trình chuyển khoản được hoàn tất.
4. Quy trình chuyển khoản vị thế thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Đóng vị thế trong trường hợp đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ra sao?
Tại Điều 30 Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về đóng vị thế trong trường hợp đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
Trường hợp thành viên bù trừ bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên theo quy định tại Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh có yêu cầu thực hiện giao dịch đối ứng để đóng vị thế, thành viên bù trừ phải thông báo bằng văn bản theo Mẫu 03/PS-TTBT ban hành kèm theo Quy chế này cho VSD thông tin chi tiết lệnh giao dịch đối ứng dự kiến đặt để VSD đề nghị SGDCK Hà Nội khôi phục giao dịch cho tài khoản. Thành viên bù trừ hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các lệnh giao dịch đối ứng đã thông báo với VSD và có thể gửi văn bản thông báo cho VSD bằng hình thức fax hoặc email trước khi gửi văn bản gốc.
3. Giới hạn vị thế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về giới hạn vị thế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
1. Mức giới hạn vị thế
VSD áp dụng giới hạn vị thế cho mỗi tài khoản giao dịch của nhà đầu tư theo loại tài khoản (nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) và theo loại HĐTL. VSD phối hợp với SGDCK Việt Nam xác định giới hạn vị thế cho từng đối tượng và được UBCKNN chấp thuận. Mức giới hạn vị thế được VSD công bố trên trang thông tin điện tử của VSD ít nhất 30 ngày trước khi áp dụng.
2. Nguyên tắc xác định số lượng vị thế mà tài khoản giao dịch đang nắm giữ khi thực hiện quản lý giới hạn vị thế:
a. Đối với tài khoản giao dịch thông thường: là tổng số lượng vị thế của các HĐTL có cùng tài sản cơ sở, cùng hệ số nhân hợp đồng nhưng khác tháng đáo hạn (các vị thế đối ứng của HĐTL có cùng tài sản cơ sở, cùng hệ số nhân hợp đồng và cùng tháng đáo hạn được bù trừ và loại bỏ khi xác định).
b. Đối với tài khoản giao dịch tổng: là tổng số lượng vị thế của các HĐTL có cùng tài sản cơ sở, cùng hệ số nhân hợp đồng nhưng khác tháng đáo hạn, trong đó số lượng vị thế của mỗi tháng đáo hạn của một HĐTL được xác định là số lượng vị thế mua hoặc số lượng vị thế bán của HĐTL đó, tùy theo số lượng vị thế nào cao hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?