Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được thanh toán thực hiện như thế nào?

Thanh toán thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào? Giá thanh toán cuối ngày và giá thanh toán cuối cùng hợp đồng tương lai tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ra sao? Chứng từ điện tử tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất!

1. Thanh toán thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?

Căn cứ Điều 21 Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về thanh toán thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:  

1. Việc thanh toán thực hiện HĐTL TPCP được thực hiện dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở với ngày thanh toán cuối cùng là ngày làm việc thứ ba sau ngày giao dịch cuối cùng (E+3).

2. Thành viên bù trừ có nghĩa vụ nộp và duy trì ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này.

3. Tại ngày giao dịch cuối cùng

3.1. VSD sẽ xác định thành viên bù trừ bên mua, thành viên bù trừ bên bán có nghĩa vụ thanh toán hợp đồng chi tiết tới từng tài khoản của nhà đầu tư.

3.2. Chậm nhất 15h30, thành viên bù trừ bên mua có nghĩa vụ cung cấp cho VSD tài liệu chứng minh khả năng thanh toán với số tiền không thấp hơn giá trị hợp đồng tính theo mệnh giá trái phiếu, cụ thể:

a. Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc đã phong tỏa số tiền sử dụng cho thanh toán đáo hạn HĐTL TPCP của nhà đầu tư trên tài khoản tiền gửi đứng tên thành viên bù trừ; hoặc

b. Thư bảo lãnh của ngân hàng về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán hợp đồng tương lai TPCP đáo hạn của thành viên bù trừ. Thư bảo lãnh có hiệu lực ít nhất là 04 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch cuối cùng và phải nêu rõ cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho VSD bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn số tiền bảo lãnh khi có văn bản của VSD thông báo thành viên bù trừ vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

3.3. Thành viên bù trừ bên bán có trách nhiệm cung cấp danh sách trái phiếu được sử dụng để chuyển giao theo Mẫu 04A/PS-TTBT ban hành kèm theo Quy chế này cho VSD từ các nguồn sau:

a. Trái phiếu trên TK CKKQ của nhà đầu tư tại thành viên bù trừ;

b. Trái phiếu dự kiến mua, vay.

Các mã trái phiếu được xác nhận phải thuộc danh sách trái phiếu có thể chuyển giao do SGDCK Hà Nội xác định và công bố trên trang thông tin điện tử của SGDCK Hà Nội và VSD.

4. Tại ngày E+2

4.1. Chậm nhất 15h30, thành viên bù trừ bên bán sử dụng trái phiếu từ nguồn nêu tại điểm b khoản 3.3 Điều này có trách nhiệm xác nhận danh sách trái phiếu chuyển giao theo Mẫu 04B/PS-TTBT ban hành kèm theo Quy chế này, đồng thời, cam kết hoàn tất việc chuyển khoản số trái phiếu từ kết quả mua, vay ngay sau khi nhận được trên tài khoản lưu ký.

4.2. VSD lập danh sách trái phiếu sẽ chuyển giao cho thành viên bù trừ bên mua chi tiết đến từng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư theo nguyên tắc phân bổ ngẫu nhiên (do hệ thống tự động thực hiện) và tính toán nghĩa vụ thanh toán cuối cùng bằng tiền đối với thành viên bù trừ bên mua dựa trên danh sách trái phiếu phân bổ.

5. Tại ngày thanh toán cuối cùng (E+3):

Thành viên bù trừ bên bán phải chuyển đủ số lượng và đúng loại trái phiếu đã xác nhận vào TK CKKQ đứng tên VSD, thành viên bù trừ bên mua phải chuyển đủ số tiền theo nghĩa vụ thanh toán vào tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHTT.

6. Quy trình thanh toán và cách thức xác định nghĩa vụ thanh toán thực hiện HĐTL TPCP của thành viên bù trừ bên mua và bên bán thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Quy chế này. Thành viên bù trừ có trách nhiệm hoàn tất việc phân bổ tiền bán trái phiếu cho nhà đầu tư trong ngày thanh toán, sau khi NHTT hoàn tất việc thanh toán thực hiện HĐTL TPCP.

7. Cuối ngày làm việc, sau khi đã hoàn tất các hoạt động thanh toán, trường hợp trên tài khoản tiền gửi thanh toán của thành viên còn số dư (do thành viên bù trừ chuyển thừa so với nghĩa vụ thanh toán), NHTT sẽ tự động chuyển trả số dư tiền vào tài khoản nhận hoàn trả ký quỹ mà thành viên bù trừ đăng ký.

8. Thực hiện thanh toán HĐTL TPCP theo hình thức bằng tiền

8.1. VSD thực hiện thanh toán hợp đồng theo hình thức bằng tiền trong các trường hợp sau:

a. Thành viên bù trừ bên mua không cung cấp tài liệu chứng minh khả năng thanh toán theo quy định tại khoản 3.2 Điều này;

b. Thành viên bù trừ bên bán không cung cấp danh sách trái phiếu dự kiến chuyển giao hoặc không huy động đủ trái phiếu chuyển giao từ nguồn mua, vay theo các quy định tại khoản 3.3 và khoản 4.1 Điều này.

8.2. Tài khoản giao dịch nắm giữ vị thế đối ứng để tham gia hợp đồng thanh toán bằng tiền được VSD xác lập theo nguyên tắc ngẫu nhiên.

Đối với trường hợp nêu tại điểm a khoản 8.1 Điều này, sau khi đã xác định nghĩa vụ thanh toán lãi lỗ vị thế của các bên liên quan, VSD sẽ chuyển khoản vị thế từ tài khoản giao dịch bên mua sang tài khoản giao dịch bên bán đối ứng để đóng vị thế.

8.3. Việc thanh toán khi thực hiện HĐTL TPCP theo hình thức bằng tiền được hoàn tất khi hoàn tất thanh toán lãi lỗ vị thế của ngày giao dịch cuối cùng.

Ngoài ra, thành viên bù trừ không chứng minh được khả năng thanh toán có trách nhiệm bồi thường cho thành viên bù trừ liên quan với số tiền được tính theo công thức sau:

Giá trị bồi thường = 5% x FSP x Hệ số nhân hợp đồng x Số hợp đồng

Trong đó, FSP là giá thanh toán cuối cùng theo quy định tại Điều 22 Quy chế này.

8.4. Tại ngày thanh toán cuối cùng, thành viên bù trừ bên bồi thường phải chuyển đủ số tiền nêu tại khoản 8.3 Điều này theo thông báo của VSD. Sau khi nhận đủ số tiền bồi thường, VSD sẽ chuyển cho thành viên bù trừ liên quan. Trường hợp thành viên bù trừ không chuyển đủ khoản tiền bồi thường đúng hạn, VSD sẽ áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại Quy chế thành viên bù trừ của VSD.

2. Giá thanh toán cuối ngày và giá thanh toán cuối cùng hợp đồng tương lai tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ra sao?

Theo Điều 22 Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về giá thanh toán cuối ngày và giá thanh toán cuối cùng hợp đồng tương lai tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:

1. Giá thanh toán cuối ngày (DSP) và giá thanh toán cuối cùng (FSP) được VSD sử dụng để tính toán giá trị lãi lỗ vị thế hàng ngày và giá trị thanh toán khi thực hiện HĐTL chỉ số và HĐTL TPCP.

2. DSP được VSD xác định dựa trên thông tin giá giao dịch HĐTL do SGDCK Hà Nội cung cấp. Trường hợp giá giao dịch không đáp ứng yêu cầu tính toán, VSD được quyền sử dụng giá lý thuyết để thay thế hoặc mức giá khác sau khi được UBCKNN chấp thuận.

3. FSP được VSD xác định theo nguyên tắc:

a. Đối với HĐTL chỉ số: Là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục. FSP được làm tròn và lấy đến hai chữ số thập phân.

b. Đối với HĐTL TPCP: Là DSP của hợp đồng được xác định tại ngày giao dịch cuối cùng.

4. Phương pháp xác định DSP thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Quy chế này.

5. Hàng ngày, sau khi lập và gửi báo cáo thanh toán hàng ngày cho TVBT theo quy định tại điểm I Mục C Phụ lục 9 Quy chế này, VSD thực hiện công bố giá DSP và giá FSP (nếu có sản phẩm đáo hạn) trên trang thông tin điện tử của VSD.

3. Chứng từ điện tử tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào?

Tại Điều 23 Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về chứng từ điện tử tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:

1. Các chứng từ điện tử trong Quy chế này được quy định chi tiết tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Quy chế này. Trong trường hợp cần thiết, thành viên bù trừ có thể đề nghị chuyển đổi chứng từ dưới dạng chứng từ điện tử sang chứng từ giấy theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

2. Các chứng từ điện tử của VSD khi chuyển đổi sang chứng từ giấy sẽ được đóng dấu có ký hiệu như sau:

TRUNG TÂM
LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHỨNG TỪ CHUYỂN ĐỔI TỪ
CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ

Họ và tên:

Chữ ký:

Thời gian thực hiện chuyển đổi:

3. Trường hợp thành viên bù trừ không thể nhận các chứng từ dưới dạng chứng từ điện tử theo quy định tại Quy chế này do bị ngắt kết nối cổng giao tiếp trực tuyến với VSD, việc nhận các thông tin danh sách này sẽ thực hiện qua địa chỉ email mà thành viên bù trừ đã đăng ký với VSD.

Trân trọng!

Hợp đồng tương lai
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng tương lai
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được thanh toán thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam bù trừ vị thế trên tài khoản giao dịch như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng tương lai
Tạ Thị Thanh Thảo
894 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng tương lai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng tương lai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào