Quy định như thế nào về vị trí đóng dấu kiểm soát giết mổ?

Vị trí đóng dấu kiểm soát giết mổ được quy định như thế nào? Quy định về đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y? Đóng dấu kiểm soát giết mổ đối với thân thịt không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y? Mong Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

Vị trí đóng dấu kiểm soát giết mổ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 32 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT quy định vị trí đóng dấu kiểm soát giết mổ, như sau:

1. Đối với thân thịt lợn choai, lợn sữa, thỏ: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của thân thịt.
2. Đối với thân thịt gia súc:
a) Thân thịt, thịt mảnh từ cơ sở giết mổ được đưa tới cơ sở sơ chế, chế biến trong cùng 1 chuỗi khép kín: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của mỗi thân thịt hoặc thịt mảnh;
b) Thân thịt, thịt mảnh, thịt miếng để tiêu thụ trên thị trường: đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ ở vùng vai, 01 dấu ở vùng bụng và 01 dấu ở vùng mông (đối với thân thịt); đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vị trí bảo đảm được sự nhận dạng là đã kiểm tra vệ sinh thú y (đối với thịt mảnh, thịt miếng).
3. Đối với thân thịt gia cầm:
a) Thân thịt gia cầm để xuất khẩu: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại lườn của thân thịt;
b) Thân thịt gia cầm để tiêu thụ nội địa: Đóng 02 dấu kiểm soát giết mổ tại hai bên lườn của thân thịt; trường hợp bao gói nguyên con, đóng 01 dấu tại lườn của thân thịt

Theo đó, vị trí đóng dấu kiểm soát giết mổ Đối với thân thịt lợn choai, lợn sữa, thỏ; Đối với thân thịt gia súc; Đối với thân thịt gia cầm được quy định như trên.

Quy định như thế nào về vị trí đóng dấu kiểm soát giết mổ?

Quy định như thế nào về vị trí đóng dấu kiểm soát giết mổ? (Hình từ Internet)

Quy định về đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y?

Tại Điều 33 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, như sau:

Việc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện như sau:
1. Đối với sản phẩm động vật được bao gói kín mà không áp dụng quy định tại Điều 30 hoặc Điều 32 của Thông tư này: Phải sử dụng hình thức đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
2. Sản phẩm động vật nêu tại khoản 1 Điều này phải được bao gói bằng túi kín làm từ vật liệu bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định; trên bao bì có in trực tiếp mẫu đánh dấu với mã số để nhận biết sản phẩm đã qua kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
3. Quản lý việc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:
a) Số lượng và mẫu bao bì nêu tại khoản 2 Điều này do cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra, giám sát;
b) Mẫu đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được in ở mặt trước, góc trên bên phải phía trên của bao bì;
c) Hình dáng, kích thước, nội dung của mẫu đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này;
d) Mã số đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y do cơ quan thú y có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 35 của Thông tư này, được quản lý và thông báo đến các cơ quan liên quan để phối hợp quản lý.

Như vậy, việc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện như sau:

- Đối với sản phẩm động vật được bao gói kín mà không áp dụng quy định tại Điều 30 hoặc Điều 32 của Thông tư này: Phải sử dụng hình thức đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

- Sản phẩm động vật nêu tại khoản 1 Điều này phải được bao gói bằng túi kín làm từ vật liệu bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định; trên bao bì có in trực tiếp mẫu đánh dấu với mã số để nhận biết sản phẩm đã qua kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

Đóng dấu kiểm soát giết mổ đối với thân thịt không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y?

Theo Điều 34 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định đóng dấu kiểm soát giết mổ đối với thân thịt không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, theo đó:

1. Thân thịt không bảo đảm vệ sinh thú y phải xử lý hoặc tiêu huỷ phải được đóng dấu theo quy định tại Điều 18, 19, 20, 21 đối với cơ sở giết mổ xuất khẩu và Điều 24, 25, 26, 27 của Thông tư này đối với cơ sở giết mổ nội địa; vị trí đóng dấu phải bảo đảm được sự nhận dạng là đã kiểm tra vệ sinh thú y đối với thịt và các sản phẩm động vật đó.
2. Nhân viên thú y tại cơ sở giết mổ phải giám sát chặt chẽ việc xử lý vệ sinh thú y đối với thân thịt động vật không bảo đảm vệ sinh thú y theo quy định.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Minh Tài
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào