Quy định mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa (bao gồm sản phẩm động vật nhập khẩu)?
Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa (bao gồm sản phẩm động vật nhập khẩu)?
Căn cứ Điều 29 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT quy định mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa (bao gồm sản phẩm động vật nhập khẩu):
1. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật theo hướng dẫn như Hình 18 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem có hình dáng, kích thước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 của Thông tư này, các đường thẳng có bề rộng 1 mm mầu xanh đậm. Nền tem màu trắng, chữ xanh đậm;
b) Tem được chia thành 3 phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 của Thông tư này;
c) Góc trái phần trên có biểu tượng kiểm dịch động vật, đường kính của biểu tượng là 10,5-13mm. Bên phải ở phần trên in tên của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ……….”, phông chữ Arial, cỡ chữ 10-14 và nét đậm; trường hợp tên đơn vị quá dài, viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh;
d) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Thông tư này;
đ) Phần dưới của tem theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Thông tư này.
2. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải xử lý vệ sinh thú y theo hướng dẫn như Hình 19 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem có hình dáng, kích thước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các khoản điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;
b) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 của Thông tư này.
3. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải tiêu huỷ theo hướng dẫn như Hình 20 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem có hình dáng, kích thước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;
b) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 của Thông tư này.
Theo đó, mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa được quy định như trên.
Quy định mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa (bao gồm sản phẩm động vật nhập khẩu)? (Hình từ Internet)
Quy định sử dụng Tem vệ sinh thú y như thế nào?
Tại Điều 30 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT quy định mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa (bao gồm sản phẩm động vật nhập khẩu):
1. Tem vệ sinh thú y chỉ được sử dụng đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín, cụ thể như sau:
a) Tại cơ sở giết mổ: Đối với thân thịt không đóng dấu kiểm soát giết mổ theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 32 của Thông tư này hoặc phủ tạng đỏ như tim, gan, thận và phụ phẩm sử dụng làm thực phẩm;
b) Tại cơ sở sơ chế sản phẩm động vật thuộc cơ sở giết mổ: Đối với sản phẩm động vật được pha lóc, sơ chế từ thân thịt, thịt mảnh, thịt miếng đã qua kiểm soát giết mổ nhưng không thực hiện đóng dấu kiểm soát giết mổ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 của Thông tư này.
2. Tem vệ sinh thú y được dán trên bao bì hoặc được bỏ vào giữa hai lớp bao bì chứa đựng sản phẩm.
3. Phải đóng dấu của cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y khi sử dụng trên tem vệ sinh thú y.
Như vậy, tem vệ sinh thú y chỉ được sử dụng đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín, cụ thể như sau:
- Tại cơ sở giết mổ: Đối với thân thịt không đóng dấu kiểm soát giết mổ theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 32 của Thông tư này hoặc phủ tạng đỏ như tim, gan, thận và phụ phẩm sử dụng làm thực phẩm;
- Tại cơ sở sơ chế sản phẩm động vật thuộc cơ sở giết mổ: Đối với sản phẩm động vật được pha lóc, sơ chế từ thân thịt, thịt mảnh, thịt miếng đã qua kiểm soát giết mổ nhưng không thực hiện đóng dấu kiểm soát giết mổ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 của Thông tư này.
Quy định về dấu kiểm soát giết mổ thú y như thế nào?
Theo Điều 31 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT quy định về dấu kiểm soát giết mổ, như sau:
1. Chữ khắc trên dấu phải là chữ in hoa, phông chữ Arial; trường hợp tên đơn vị quá dài, được viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh.
2. Thành phần mực dấu phải sử dụng phẩm màu trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế; mầu mực phải đậm, khi đóng không nhòe; mực dấu đóng trên thân thịt bảo đảm không làm biến đổi chất lượng của thịt, sản phẩm động vật và không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.
3. Mực dấu mầu đỏ sử dụng cho mẫu dấu quy định tại các Điều 14, 15,16, 17, 18, 19, 20, 21 của Thông tư này.
4. Mực dấu mầu tím sử dụng cho mẫu dấu quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27 của Thông tư này.
5. Trường hợp da của động vật có mầu tối, có thể sử dụng các loại dấu chín (dấu nhiệt) có hình dáng, kích thước, nội dung theo quy định về mẫu dấu tại Thông tư này hoặc sử dụng hình thức đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 33 của Thông tư này.
6. Sử dụng các mẫu dấu dùng cho gia cầm để đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt lợn sữa, thỏ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?