Quy định về kiểm tra sau giết mổ các loại gia cầm nuôi như thế nào?
- Kiểm tra sau giết mổ các loại động vật (gia cầm nuôi)?
- Quy trình kiểm soát giết mổ các loại động vật trên cạn khác dùng làm thực phẩm?
- Nguyên tắc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y?
- Quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y?
Kiểm tra sau giết mổ các loại động vật (gia cầm nuôi)?
Tại Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT có quy định về kiểm tra sau giết mổ các loại gia cầm nuôi, theo đó:
1. Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 6 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc kiểm tra sau giết mổ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5, Khoản 6 Điều 6 của Thông tư này; thân thịt và phủ tạng của từng con gia cầm phải được để cùng nhau, tránh nhầm lẫn.
Theo đó, việc kiểm tra sau giết mổ các loại động vật (gia cầm nuôi) được quy định như sau: Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT
Quy định về kiểm tra sau giết mổ các loại gia cầm nuôi như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy trình kiểm soát giết mổ các loại động vật trên cạn khác dùng làm thực phẩm?
Theo Điều 9 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT quy định quy trình kiểm soát giết mổ các loại động vật trên cạn khác dùng làm thực phẩm, cụ thể như sau:
1. Kiểm tra trước giết mổ: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Kiểm tra sau giết mổ:
a) Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4.1, điểm a, c mục 4.2 và điểm a, b mục 4.3 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Việc kiểm tra sau giết mổ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5, Khoản 6 Điều 6 của Thông tư này.
Như vậy, việc kiểm soát giết mổ các loại động vật trên cạn khác dùng làm thực phẩm được thực hiện theo quy định nêu trên.
Nguyên tắc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định nguyên tắc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, như sau:
1. Việc xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật phải thực hiện ngay và được cơ quan thú y, nhân viên thú y hướng dẫn, giám sát, kiểm tra.
2. Những người trực tiếp thực hiện xử lý động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm phải được trang bị bảo hộ lao động.
3. Địa điểm xử lý vệ sinh thú y phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4. Địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phải được vệ sinh, khử trùng sau mỗi lần xử lý.
5. Chủ động vật phải chịu mọi chi phí trong thời gian nuôi cách ly, theo dõi; chủ lô hàng sản phẩm động vật phải chịu mọi chi phí bảo quản sản phẩm động vật đến khi có kết luận của cơ quan thú y.
Việc xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật phải thực hiện ngay và được cơ quan thú y, nhân viên thú y hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và phải đảm bảo các quy định của pháp luật đã nêu trên.
Quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y?
Tại Điều 11 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, theo đó:
Khi phát hiện động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền, nhân viên thú y thực hiện như sau:
1. Cách ly động vật ở khu vực riêng;
2. Lập biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật theo Mẫu số 04 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; yêu cầu chủ cơ sở, chủ lô hàng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh thú y để bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
3. Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật gửi phòng thử nghiệm trong trường hợp cần thiết để kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật và tồn dư thuốc thú y, chất cấm, mầm bệnh theo Mẫu số 03 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Lập biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo Mẫu số 05 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
5. Thông báo cho chủ cơ sở, chủ lô hàng và các cơ quan liên quan về kết quả xử lý và các yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật được phép sử dụng sau khi xử lý;
6. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện xử lý vệ sinh thú y.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?