Trong trường hợp nào sẽ cảnh báo đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu?

Cảnh báo đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu trong trường hợp nào? Kiểm soát chứng khoán niêm yết là cổ phiếu trong trường hợp nào? Hạn chế giao dịch chứng khoán niêm yết là cổ phiếu trong trường hợp nào? Nhờ anh/chị tư vấn!

Cảnh báo đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định về cảnh báo đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu như sau:

1. Chứng khoán bị cảnh báo khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Vốn điều lệ đã góp tính trên báo cáo tài chính gần nhất của tổ chức niêm yết giảm dưới 30 tỷ đồng.
b) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính năm đã kiểm toán của tổ chức niêm yết là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán (nếu có) liên quan tới chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được xem xét căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được xem xét trên báo cáo tài chính hợp nhất.
c) Tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của tổ chức niêm yết. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì thì ý kiến ngoại trừ được xác định theo báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp.
d) Tổ chức niêm yết chưa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
đ) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 03 tháng trở lên.
e) Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 06 tháng.
g) Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 15 ngày so với thời hạn quy định.
h) Tổ chức niêm yết vi phạm quy định công bố thông tin từ 04 lần trở lên trong vòng 01 năm (tính theo năm dương lịch).
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán vào diện cảnh báo. SGDCK hiển thị ký hiệu cảnh báo và công bố thông tin về việc cảnh báo đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày SGDCK đưa chứng khoán vào diện bị cảnh báo theo quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức niêm yết phải gửi SGDCK và công bố thông tin kèm theo biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo. Định kỳ hàng quý (tính theo năm dương lịch) tổ chức niêm yết phải giải trình, báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và công bố thông tin.
4. SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện bị cảnh báo sau khi xác định tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và các quy định sau:
a) Chứng khoán đang trong diện bị cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này sẽ được đưa ra khỏi diện cảnh báo khi tổ chức niêm yết khắc phục được nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị cảnh báo căn cứ trên báo cáo tài chính quý được soát xét hoặc kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên có soát xét hoặc báo cáo tài chính năm có kiểm toán.
b) Chứng khoán đang trong diện bị cảnh báo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này sẽ được đưa ra khỏi diện cảnh báo khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối không âm căn cứ trên báo cáo tài chính bán niên có soát xét hoặc báo cáo tài chính năm có kiểm toán kỳ kế tiếp và ý kiến kiểm toán là ý kiến chấp nhận toàn phần.
c) Chứng khoán đang trong diện bị cảnh báo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được đưa ra khỏi diện cảnh báo khi ý kiến kiểm toán tại báo cáo tài chính bán niên được soát xét hoặc báo cáo tài chính năm được kiểm toán kế tiếp là ý kiến chấp nhận toàn phần.
d) Chứng khoán đang trong diện bị cảnh báo theo quy định tại điểm g, h khoản 1 Điều này sẽ được đưa ra khỏi diện cảnh báo khi tổ chức niêm yết hoàn tất khắc phục nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định hiện hành (nếu có) và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 06 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị cảnh báo hoặc kể từ ngày SGDCK xác định tổ chức niêm yết có vi phạm công bố thông tin.
5. SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán ra khỏi cảnh báo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo quy định tại khoản 4 Điều này và công bố thông tin về việc đưa chứng khoán ra khỏi cảnh báo.

Cảnh báo đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp quy định trên.

Trong trường hợp nào sẽ cảnh báo đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu?

Trong trường hợp nào sẽ cảnh báo đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu? (Hình từ Internet)

Kiểm soát chứng khoán niêm yết là cổ phiếu trong trường hợp nào?

Theo Điều 38 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 việc kiểm soát chứng khoán niêm yết là cổ phiếu được quy định như sau:

1. Chứng khoán bị kiểm soát khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Vốn điều lệ đã góp của tổ chức niêm yết giảm xuống dưới 30 tỷ đồng tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ kế tiếp sau khi chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Quy chế này.
b) Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán trong 02 năm gần nhất của tổ chức niêm yết là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lợi nhuận sau thuế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lợi nhuận sau thuế được xác định theo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất.
c) Lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính bán niên soát xét gần nhất (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Đối với tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp.
d) Tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 02 năm liên tiếp của tổ chức niêm yết. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì ý kiến ngoại trừ được xác định theo báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp.
đ) Vốn chủ sở hữu âm tính trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trừ báo cáo tài chính kiểm toán năm. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì vốn chủ sở hữu được xác định theo báo cáo tài chính hợp nhất báo cáo tài chính tổng hợp.
e) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 09 tháng trở lên.
g) Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
h) Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 02 năm liên tiếp.
i) Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 09 tháng.
k) Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi SGDCK đưa chứng khoán vào diện cảnh báo theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37 Quy chế này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán vào diện kiểm soát hoặc chuyển trạng thái chứng khoán từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát. SGDCK hiển thị ký hiệu kiểm soát và thực hiện công bố thông tin trên toàn thị trường đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày SGDCK đưa chứng khoán vào diện bị kiểm soát theo quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức niêm yết phải gửi SGDCK và công bố thông tin kèm theo biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát. Định kỳ hàng quý (tính theo năm dương lịch) tổ chức niêm yết phải giải trình, báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát và công bố thông tin.
4. SGDCK sẽ xem xét đưa ra khỏi diện kiểm soát hoặc chuyển sang diện cảnh báo trong trường hợp tổ chức niêm yết khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị kiểm soát, đồng thời không rơi vào diện bị cảnh báo và theo các quy định sau đây:
a) Chứng khoán niêm yết đang trong diện bị kiểm soát theo quy định tại điểm a và c khoản 1 Điều này sẽ được đưa ra khỏi diện kiểm soát khi tổ chức niêm yết khắc phục được hoàn toàn nguyên nhân căn cứ trên báo cáo tài chính quý được soát xét hoặc kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên có soát xét hoặc báo cáo tài chính năm có kiểm toán.
b) Chứng khoán niêm yết đang trong diện bị kiểm soát theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này sẽ được đưa ra khỏi diện kiểm soát khi lợi nhuận sau thuế không âm và không còn lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính bán niên soát xét hoặc báo cáo tài chính kiểm toán năm kế tiếp.
c) Chứng khoán niêm yết đang trong diện bị kiểm soát theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được đưa ra khỏi diện kiểm soát khi ý kiến kiểm toán tại báo cáo tài chính năm kế tiếp là ý kiến chấp nhận toàn phần.
d) Chứng khoán niêm yết đang trong diện bị kiểm soát theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được đưa ra khỏi diện kiểm soát khi vốn chủ sở hữu không âm căn cứ trên báo cáo tài chính năm kế tiếp đã được kiểm toán.
đ) Chứng khoán niêm yết đang trong diện bị kiểm soát theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều này sẽ được đưa ra khỏi diện kiểm soát khi công bố thông tin báo cáo tài chính năm kế tiếp đúng thời hạn theo quy định.
e) Chứng khoán đang trong diện bị kiểm soát theo quy định tại điểm h, k khoản 1 Điều này sẽ được đưa ra khỏi diện kiểm soát khi tổ chức niêm yết hoàn tất khắc phục nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định hiện hành (nếu có) và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 06 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị kiểm soát hoặc kể từ ngày nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị kiểm soát được khắc phục hoàn toàn.
5. SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán ra khỏi diện kiểm soát hoặc chuyển sang diện cảnh báo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị kiểm soát quy định tại khoản 4 Điều này và công bố thông tin về việc đưa chứng khoán ra khỏi diện kiểm soát hoặc chuyển sang diện cảnh báo.

Trên đây là các trường hợp kiểm soát chứng khoán niêm yết là cổ phiếu.

Hạn chế giao dịch chứng khoán niêm yết là cổ phiếu trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 39 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định việc hạn chế giao dịch chứng khoán niêm yết là cổ phiếu như sau:

1. Chứng khoán bị hạn chế giao dịch về thời gian giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
b) Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi SGDCK đưa chứng khoán vào diện kiểm soát theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 38 Quy chế này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán vào diện hạn chế giao dịch hoặc chuyển từ trạng thái từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch. SGDCK lên ký hiệu hạn chế giao dịch và công bố thông tin về việc hạn chế giao dịch đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chứng khoán thuộc diện bị hạn chế giao dịch sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch. Thời gian giao dịch của chứng khoán thuộc diện bị hạn chế giao dịch thực hiện theo quy định của SGDCK.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày SGDCK đưa chứng khoán vào diện hạn chế giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức niêm yết phải gửi SGDCK và công bố thông tin kèm theo biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch.
5. SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện hạn chế giao dịch, gỡ bỏ ký hiệu hạn chế giao dịch đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đưa chứng khoán vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát sau khi xem xét giải trình, kết quả khắc phục của tổ chức niêm yết. Tổ chức niêm yết được xác định là đã khắc phục khi hoàn tất khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 06 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị hạn chế giao dịch hoặc kể từ ngày nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị hạn chế giao dịch được khắc phục hoàn toàn.
6. SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán ra khỏi diện hạn chế giao dịch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế quy định tại khoản 5 Điều này và công bố thông tin về việc đưa chứng khoán ra khỏi diện hạn chế giao dịch.

Hạn chế giao dịch chứng khoán niêm yết là cổ phiếu trong trường hợp được quy định trên.

Trân trọng!

Chứng khoán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chứng khoán
Hỏi đáp Pháp luật
Hủy đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch Upcom trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán có được giao dịch vào thứ bảy, chủ nhật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc cấp mã chứng khoán được quy định như thế nào tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu S22-DNN sổ chi tiết đầu tư chứng khoán theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán nào thì được phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng mở tài khoản chứng khoán cần có những nội dung cơ bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Call margin là gì? Tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư là bao nhiêu thì bị call margin?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu thay đổi, sửa chữa sai sót biện pháp bảo đảm trong lĩnh vực chứng khoán như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng khoán nào được làm tài sản thế chấp để vay chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng khoán
2,456 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng khoán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào