Nguyên tắc chỉ đạo, phân công trách nhiệm trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong Bộ Công thương?
Nguyên tắc chỉ đạo, điều hành và phân công trách nhiệm trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong Bộ Công thương?
Căn cứ Điều 2 Quy chế phân công trách nhiệm và phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022 quy định nguyên tắc chỉ đạo, điều hành và phân công trách nhiệm trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
1. Bộ trưởng chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương.
2. Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực theo phân công của Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến Lãnh đạo Bộ phụ trách về tiến độ, nội dung, các vấn đề phức tạp, các vấn đề còn ý kiến khác nhau (nếu có) đối với hồ sơ dự thảo trong quá trình lập đề nghị, soạn thảo, trước khi trình Bộ trưởng xem xét, quyết định việc ký trình/ký ban hành dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Dự thảo văn bản trước khi gửi đăng lên Cổng thông tin điện tử và lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân phải được Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
4. Các văn bản quy phạm pháp luật đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sẽ được đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương trên cơ sở đề xuất của đơn vị chủ trì soạn thảo.
5. Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bố trí cán bộ, phương tiện làm việc, thông tin, các điều kiện cần thiết khác cho việc chuẩn bị, soạn thảo, tham gia ý kiến, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nguyên tắc chỉ đạo, điều hành và phân công trách nhiệm trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong Bộ Công thương được quy định như trên.
Nguyên tắc chỉ đạo, phân công trách nhiệm trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong Bộ Công thương? (Hình từ Internet)
Nội dung chỉ đạo, điều hành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong Bộ Công thương?
Theo Điều 3 Quy chế phân công trách nhiệm và phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022 quy định nội dung chỉ đạo, điều hành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Lãnh đạo Bộ chỉ đạo, điều hành công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thông qua các nội dung sau:
1. Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực phê duyệt Kế hoạch đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết theo điểm e khoản 2 Điều 8 Thông tư số 08/2021/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2021/TT-BCT).
2. Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực phê duyệt hồ sơ lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị chủ trì soạn thảo.
3. Bộ trưởng xem xét, quyết định Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình trên cơ sở ý kiến thẩm tra của Vụ Pháp chế theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 08/2021/TT-BCT hoặc phê duyệt việc báo cáo cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh thời gian trình đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực cho ý kiến chỉ đạo, đôn đốc đối với đơn vị chủ trì soạn thảo về tiến độ, nội dung, các vấn đề phức tạp, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có) đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số 08/2021/TT-BCT và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc đảm bảo tiến độ và chất lượng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
5. Lãnh đạo Bộ cho ý kiến vào Phiếu xin ý kiến Lãnh đạo Bộ do Vụ Pháp chế trình đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng để ký ban hành hoặc để ký trình cơ quan có thẩm quyền ký ban hành theo quy định tại Điều 34 Thông tư số 08/2018/TT-BCT.
6. Bộ trưởng ký ban hành hoặc ký trình cơ quan có thẩm quyền hồ sơ đề nghị và ký ban hành dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; ký xác thực đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 35, Điều 37 và Điều 39 Thông tư số 08/2021/TT-BCT.
Nội dung chỉ đạo, điều hành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong Bộ Công thương được quy định như trên.
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương?
Tại Điều 4 Quy chế phân công trách nhiệm và phối hợp trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm Quyết định 1982/QĐ-BCT năm 2022 quy định trách nhiệm của các đơn vị liên quan như sau:
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy ý kiến các đơn vị có liên quan trong quá trình lập đề nghị, soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Các đơn vị phối hợp có trách nhiệm cử đại diện tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo khi được đề nghị và phải tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi chức năng của đơn vị theo yêu cầu và thời hạn đề nghị của đơn vị chủ trì soạn thảo. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm đảm bảo nội dung ý kiến và thời hạn gửi ý kiến của đơn vị mình theo yêu cầu của đơn vị chủ trì soạn thảo.
2. Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Bộ có trách nhiệm phân bổ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ theo quy định hiện hành.
3. Căn cứ Chương trình làm việc định kỳ, đột xuất của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Văn phòng Ban cán sự đảng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị được giao chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong Chương trình làm việc theo đúng tiến độ được giao; chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuẩn bị hồ sơ, tài liệu xin ý kiến Ban cán sự đảng Bộ Công Thương bằng văn bản hoặc tại cuộc họp Ban cán sự đảng Bộ Công Thương theo quy định.
Trên đây là trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?