-
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
-
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
-
Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
-
Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
-
Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính
-
Kéo dài thời gian tạm giữ người theo thủ tục hành chính
-
Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính
-
Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính
-
Thông báo quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
-
Tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
-
Quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
-
Chế độ ăn uống của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
-
Xử lý đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh
-
Xử lý đối với trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ
-
Khám người theo thủ tục hành chính
-
Áp giải người vi phạm
-
Khám phương tiện vận tải theo thủ tục hành chính
-
Tạm giữ tang vật theo thủ tục hành chính
-
Tạm giữ phương tiện theo thủ tục hành chính
-
Tạm giữ giấy phép theo thủ tục hành chính
-
Tạm giữ chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
-
Khám đồ vật theo thủ tục hành chính
-
Khám nơi cất giấu tang vật phương tiện vi phạm hành chính
-
Huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
-
Thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Việc thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam nhằm mục đích gì?
Mục đích thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 81/2019/TT-BCA mục đích thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam như sau:
1. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong hoạt động quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam; tạo mọi điều kiện thuận lợi để người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện đầy đủ các quyền công dân khác không bị pháp luật hạn chế hoặc tước bỏ.
2. Xây dựng cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân đúng quy định của pháp luật; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Mục đích thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong hoạt động quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cụ thể quy định ở trên.
Việc thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 81/2019/TT-BCA nguyên tắc thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam như sau:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quy định của Bộ Công an về công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng dân chủ để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; cản trở hoạt động của các cơ quan tư pháp, hoạt động của các cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; vi phạm quy định về quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam được quy định ở trên.
Những nội dung phải công khai trong thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam?
Theo Điều 4 Thông tư 81/2019/TT-BCA những nội dung phải công khai trong thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam được quy định như sau:
1. Quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; nội quy cơ sở giam giữ; danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.
2. Tình hình chấp hành nội quy cơ sở giam giữ, sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ, tiêu chuẩn ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ.
4. Quy định về việc gặp thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.
5. Quy định về việc giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhận quà; việc hủy bỏ đồ vật thuộc danh mục cấm mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam; việc gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
6. Hình thức xử lý kỷ luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy cơ sở giam giữ; khen thưởng người bị tạm giữ, người bị tạm giam có thành tích, lập công.
7. Cấp có thẩm quyền và nơi giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề nghị hợp pháp về quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
8. Địa điểm và lịch tiếp công dân, thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam; nội quy nơi tiếp công dân, thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam; hòm thư góp ý; số điện thoại đường dây nóng.
Nội dung phải công khai trong thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam được quy định như trên.
Trân trọng!

Mạc Duy Văn
- Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?
- Thế nào là hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển khi tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân đi qua lãnh hải Việt Nam là những hành vi nào?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra là những hành vi nào?
- Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, việc góp vốn thành lập công ty phải tuân thủ quy tắc nào?