Công an được tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong những trường hợp nào?
Theo Điều 11 Nghị định 112 năm 2013 của Chính Phủ thì việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi sau: Gây rối trật tự công cộng; Gây thương tích cho người khác; Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc dù đã bị nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Ngày 17 tháng 3 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định 17 năm 2016 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 112 năm 2013) đã bổ sung thêm các trường hợp áp dụng việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính, cụ thể là: Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm. Nghị định 17 năm 2016 sẽ có hiệu lực vào ngày 2/5/2016.
Chỉ trong vài tình huống cụ thể được quy định thì công an mới được quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính (ảnh minh họa)
Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.
Thời hạn tạm giữ phải được ghi cụ thể trong quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ trong thời gian bao nhiêu giờ; bắt đầu từ giờ nào đến giờ nào của ngày, tháng, năm ra quyết định tạm giữ.
Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người không có quyết định bằng văn bản.
Khi hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính, người ra quyết định tạm giữ phải chấm dứt ngay việc tạm giữ đối với người bị tạm giữ và phải ghi vào sổ theo dõi tạm giữ hành chính, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ.
Trường hợp người bị tạm giữ từ chối ký xác nhận thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản hoặc phân công cho người đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ tiến hành lập biên bản và ghi rõ lý do vào biên bản, biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến (nếu có), người lập biên bản, người đã ra quyết định tạm giữ.
Theo Điều 18 Nghị định 112 năm 2013 thì người bị tạm giữ có quyền:
- Được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
- Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc, học tập biết việc mình bị tạm giữ;
- Được biết lý do tạm giữ, thời hạn tạm giữ và địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc tạm giữ;
- Được bảo đảm tiêu chuẩn ăn uống;
- Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?
- Chi phí lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu hiện nay là bao nhiêu?