Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải có quy trình cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật như thế nào?
- Quy trình cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
- Mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải ra sao?
- Mẫu văn bản chấp thuận đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Quy trình cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Căn cứ Điều 42 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023) quy định về quy trình cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện cập nhật vào Bộ Pháp điển theo quy trình sau:
1. Sau 10 ngày, kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị bãi bỏ thuộc các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Giao thông vận tải, cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện cập nhật quy phạm pháp luật mới trên Phần mềm hỗ trợ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và gửi kết quả cập nhật bằng văn bản kèm bản điện tử về Vụ Pháp chế để thực hiện kiểm tra kết quả pháp điển theo quy định.
2. Sau 05 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả cập nhật quy phạm pháp luật mới, Vụ Pháp chế có ý kiến đối với kết quả cập nhật quy phạm pháp luật.
3. Sau 05 ngày, kể từ khi có ý kiến của Vụ Pháp chế, cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện cập nhật quy phạm pháp luật mới hoàn thiện, chỉnh lý và gửi lại kết quả cập nhật quy phạm pháp luật về Vụ Pháp chế để tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ký xác thực kết quả pháp điển.
4. Chậm nhất 20 ngày, trước ngày quy phạm pháp luật mới ban hành có hiệu lực đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Vụ Pháp chế gửi về Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) 01 bộ hồ sơ đề nghị cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật mới bằng văn bản kèm bản điện tử.
Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật mới của cơ quan thực hiện pháp điển; kết quả pháp điển quy phạm pháp luật mới bằng văn bản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ký xác thực; văn bản chứa quy phạm pháp luật mới ban hành.
Quy trình cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được thực hiện như trên.
Mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải ra sao?
Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023) quy định về mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Xem chi tiết tại: Thông tư 26/2022/TT-BGTVT.
Mẫu văn bản chấp thuận đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023) quy định về mẫu văn bản chấp thuận đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Xem chi tiết tại: Thông tư 26/2022/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?