Ban hành hoặc trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của ai?
Thẩm quyền ký ban hành hoặc trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải thuộc về ai?
Căn cứ Điều 33 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023) quy định về thẩm quyền ký ban hành hoặc trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Bộ trưởng ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 3 của Thông tư này; ký Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
Thẩm quyền ký ban hành hoặc trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải thuộc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Ban hành hoặc trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của ai? (Hình từ Internet)
Công khai thủ tục hành chính về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải ra sao?
Thep Điều 37 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023) quy định về công khai thủ tục hành chính về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Trên cơ sở Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng, cơ quan, tổ chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính phải thực hiện việc công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời các thủ tục hành chính theo các hình thức sau:
1. Công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
2. Công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết hoặc sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc kết xuất, kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
3. Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ trên cơ sở kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
4. Ngoài hình thức công khai bắt buộc tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
Trên cơ sở Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng, cơ quan, tổ chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính phải thực hiện việc công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời các thủ tục hành chính.
Dịch văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Tại Điều 38 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023) quy định về dịch văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như sau:
1. Việc dịch văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Ban hành văn bản, Chương VII của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP.
2. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Cơ quan tham mưu trình văn bản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo văn bản và Vụ Hợp tác quốc tế đề xuất Bộ trưởng về việc dịch văn bản ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài theo quy định;
b) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì trình Bộ trưởng về việc phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch;
c) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải bản dịch trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải.
3. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Cơ quan tham mưu trình văn bản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo văn bản và Vụ Hợp tác quốc tế đề xuất Bộ trưởng về việc dịch văn bản ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài theo quy định;
b) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với cơ quan tham mưu trình tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch;
c) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải bản dịch trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải.
Dịch văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?