Chuyển tiền đặt cọc mua cổ phần vào tài khoản đầu tư trực tiếp bằng ngoại hối có được không?
Có được chuyển tiền đặt cọc mua cổ phần vào tài khoản đầu tư trực tiếp bằng ngoại hối?
Tại Điều 10 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư, theo đó:
Chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư
1. Việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này được thực hiện như sau:
a) Giữa các nhà đầu tư là người không cư trú hoặc giữa các nhà đầu tư là người cư trú không thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp;
b) Giữa nhà đầu tư là người không cư trú và nhà đầu tư là người cư trú phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
2. Việc thanh toán giá trị chuyển nhượng dự án đầu tư giữa các nhà đầu tư trong hợp đồng BCC, giữa các nhà đầu tư trực tiếp thực hiện dự án PPP được thực hiện như sau:
a) Giữa các nhà đầu tư là người không cư trú hoặc giữa nhà đầu tư là người không cư trú và nhà đầu tư là người cư trú trong hợp đồng BCC phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp;
b) Giữa các nhà đầu tư là người không cư trú hoặc giữa nhà đầu tư là người không cư trú và nhà đầu tư là người cư trú trực tiếp thực hiện dự án PPP phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
3. Đồng tiền định giá, thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam:
a) Việc định giá, thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư giữa hai người không cư trú được phép thực hiện bằng ngoại tệ;
b) Việc định giá, thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư giữa người cư trú và người không cư trú, giữa người cư trú với nhau phải thực hiện bằng đồng Việt Nam.
Theo Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
Theo đó, căn cứ vào quy định này thì việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần tại doanh nghiệp FDI giữa nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú và nhà đầu tư Việt Nam là người cư trú phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và tiền đặt cọc không được phép thực hiện bằng ngoại tệ.
Chuyển tiền đặt cọc mua cổ phần vào tài khoản đầu tư trực tiếp bằng ngoại hối có được không? (Hình từ Internet)
Có được dùng tiền mặt để thanh toán khi mua lại cổ phần là vốn góp không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định giao dịch tài chính của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Giao dịch tài chính của doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, như sau:
Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp của bạn không được phép sử dụng tiền mặt để thanh toán khi mua lại cổ phần là vốn góp của doanh nghiệp.
Chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải công ty đại chúng cần đáp ứng các điều kiện nào?
Theo Khoản 1 Điều 125 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
- Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?