Cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải đối với phê duyệt Đề cương chi tiết có nhiệm vụ gì?
- Nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải đối với phê duyệt Đề cương chi tiết là gì?
- Nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải đối với tiếp nhận, xử lý dự thảo văn bản như thế nào?
- Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải thực hiện công việc gì?
- Đối với dự thảo thông tư, cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải đối với phê duyệt Đề cương chi tiết là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về nệm vụ của cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải đối với phê duyệt Đề cương chi tiết như sau:
1. Đối với phê duyệt Đề cương chi tiết
a) Trường hợp cơ quan trình Đề cương chi tiết là các Cục:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình dự thảo Đề cương chi tiết, cơ quan tham mưu trình xem xét, nghiên cứu, trình Thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận Đề cương chi tiết. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do, hướng giải quyết;
b) Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo đồng thời là cơ quan tham mưu trình: cơ quan tham mưu trình soạn thảo Đề cương chi tiết trình Thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận theo thời gian quy định trong Chương trình;
c) Mẫu văn bản chấp thuận Đề cương chi tiết quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vây, Nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải đối với phê duyệt Đề cương chi tiết là:
- Trường hợp cơ quan trình Đề cương chi tiết là các Cục trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình dự thảo Đề cương chi tiết
- Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo đồng thời là cơ quan tham mưu trình: cơ quan tham mưu trình soạn thảo Đề cương chi tiết trình Thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận theo thời gian quy định trong Chương trình.
Cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải đối với phê duyệt Đề cương chi tiết có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải đối với tiếp nhận, xử lý dự thảo văn bản như thế nào?
Theo Khoản 2 Điều 23 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải đối với tiếp nhận, xử lý dự thảo văn bản như sau:
- Trường hợp cơ quan soạn thảo là các Cục trình Bộ dự thảo văn bản, cơ quan tham mưu trình xem xét, nghiên cứu dự thảo văn bản, trường hợp không chấp thuận dự thảo văn bản thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phải có văn bản gửi trả lại cơ quan chủ trì soạn thảo trong đó nêu rõ lý do, yêu cầu cụ thể, hướng giải quyết;
- Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo đồng thời là cơ quan tham mưu trình thì sau khi thực hiện quy định tại Điều 21 của Thông tư này, cơ quan tham mưu trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý, chỉnh lý dự thảo văn bản và tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều này trước khi trình Bộ trưởng.
Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải thực hiện công việc gì?
Tại Khoản 3 Điều 23 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo, có văn bản gửi các cơ quan tham mưu thuộc Bộ để lấy ý kiến, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các cơ quan tham mưu thuộc Bộ, chỉnh lý dự thảo văn bản và báo cáo Thứ trưởng phụ trách để gửi văn bản xin ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; đối với dự thảo văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, của người dân thì phải gửi xin ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội chuyên ngành Giao thông vận tải;
- Văn bản lấy ý kiến phải kèm theo: Dự thảo Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; bản đánh giá thủ tục hành chính (nếu văn bản có quy định thủ tục hành chính); báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có); bảng so sánh dự thảo văn bản và văn bản hiện hành, căn cứ, lý do sửa đổi, bổ sung (đối với dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung);
- Gửi Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải và Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đăng tải dự thảo văn bản trong thời gian ít nhất 60 ngày trước khi trình ký văn bản;
- Tổng hợp giải trình các ý kiến góp ý; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản, gửi lại bảng tổng hợp, giải trình các ý kiến cho các cơ quan, tổ chức có ý kiến góp ý (trong trường hợp có yêu cầu); đồng thời, bổ sung vào hồ sơ trình dự thảo văn bản;
- Tổng hợp hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định;
- Tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế;
- Tổng hợp hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Đối với dự thảo thông tư, cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải đối với dự thảo thông tư, cơ quan tham mưu trình thực hiện như sau:
- Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo, có văn bản gửi các cơ quan tham mưu thuộc Bộ để lấy ý kiến, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các cơ quan tham mưu thuộc Bộ, chỉnh lý dự thảo văn bản và báo cáo Thứ trưởng phụ trách để gửi văn bản xin ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải (nếu cần thiết), đối với dự thảo văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, của người dân thì phải gửi xin ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đồng thời, gửi lấy ý kiến của các hiệp hội chuyên ngành Giao thông vận tải có liên quan đến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
Văn bản lấy ý kiến phải kèm theo: Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo Tờ trình Bộ trưởng; bảng so sánh dự thảo văn bản với văn bản hiện hành và căn cứ, lý do của việc sửa đổi, bổ sung (đối với dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung);
- Gửi Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải và Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đăng tải dự thảo văn bản trong thời gian ít nhất 60 ngày trước khi trình ký văn bản;
- Tổng hợp ý kiến tham gia, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản; gửi lại bảng tổng hợp, giải trình các ý kiến cho các cơ quan, tổ chức có ý kiến góp ý (trong trường hợp có yêu cầu); gửi Vụ Pháp chế thẩm định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?