Người ở Việt Nam hay người ở nước ngoài được ưu tiên nhận con nuôi hơn?
Được ưu tiên nhận con nuôi với người ở Việt Nam hay người ở nước ngoài?
Theo quy định tại Điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010 thì nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi như sau:
- Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
- Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật nuôi con nuôi 2010 thì:
1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:
a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Như vậy, việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi. Và chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước. Do đó, đối với trường hợp này có 2 người muốn xin cậu bé 7 tuổi làm con nuôi thì sẽ ưu tiên người sống cùng địa phương hơn.
Trường hợp người sống cùng địa phương không muốn nhận bé này làm con nuôi nữa thì người Việt kiều kia sẽ được nhận cậu bé làm con nuôi.
Người ở Việt Nam hay người ở nước ngoài được ưu tiên nhận con nuôi hơn? (Hình từ Internet)
Nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi được không?
Theo Khoản 3 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định thì công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi là thuộc một trong các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 cũng quy định:
Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Như vậy, muốn nhận con nuôi có quốc tịch Hàn Quốc, vợ chồng chị Hương phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
+ Có tư cách đạo đức tốt.
+ Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù; chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
- Các quy định của pháp luật Hàn Quốc về nuôi con nuôi.
Nhận trẻ nước ngoài làm con nuôi được không?
Theo quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010 thì nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Việc nuôi con nuôi được phân loại thành nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Trong đó, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Do đó: Việc bạn (là công dân Việt Nam) muốn nhận một trẻ em mồ côi đang sinh sống tại một tu viện ở Châu Âu làm con nuôi được xác định là việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Khi đó, để được nhận trẻ em này làm con nuôi thì trước tiên bạn phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(2) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
(3) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
(4) Có tư cách đạo đức tốt.
(5) Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Ngoài ra, bạn còn phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước sở tại nơi đưa trẻ đó sinh sống tại Châu Âu về nuôi con nuôi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?