Con nuôi có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi không?
Con nuôi có được yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi không?
Căn cứ Điều 26 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi bao gồm nhưng tổ chức, cá nhân như sau:
- Cha mẹ nuôi.
- Con nuôi đã thành niên.
- Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
- Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:
+ Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, theo quy định trên con nuôi đã thành niên có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Trong trường hợp của bạn do bạn đã là người thành niên, cho nên bạn có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Con nuôi có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi không? (Hình từ Internet)
Có thể đăng ký nhu cầu nhận con nuôi ở nơi ở hiện tại không?
Điều 16 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về đăng ký nhu cầu nhận con nuôi như sau:
Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật này nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết.
Theo đó công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
Nơi ở hiện tại của công dân có thể là nơi thường trú hoặc không, nếu như nơi ở hiện tại là nơi thường trú thì công dân có thể đến Sở Tư pháp tại đó để đăng ký. Nói cách khác công dân không để đăng ký nhu cầu nhận con nuôi ở nơi khác với nơi đang đăng ký thường trú được.
Tổ chức Đoàn Thanh niên có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi không?
Khoản 4 Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định:
Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:
a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
b) Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo đó khi có căn cứ quy định thì chỉ có cơ quan lao động, thương binh và xã hội và Hội liên hiệp phụ nữ mới có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi, những cơ quan tổ chức khác không có quyền này kể cả tổ chức Đoàn Thanh niên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?