Ngạch công chức kiểm lâm viên chính cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ?
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ngạch công chức kiểm lâm viên chính là gì?
Tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, theo đó:
Kiểm lâm viên chính
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
b) Chủ trì hoặc phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
c) Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
d) Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm lâm theo phân công.
e) Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên ngành kiểm lâm để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
g) Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm lâm hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý.
i) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ngạch công chức kiểm lâm viên chính cần đáp ứng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT.
Ngạch công chức kiểm lâm viên chính (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm lâm viên chính là gì?
Theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm lâm viên chính, theo đó:
- Có thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm lâm viên thì thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
-Trong thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
Hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận.
Chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức kiểm lâm viên được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 15 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định về chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức kiểm lâm viên, theo đó:
Kiểm lâm viên
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.
2. Nhiệm vụ
a) Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
b) Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công.
c) Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
d) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
đ) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công.
e) Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước về bảo vệ rừng trong địa bàn được phân công.
g) Phối hợp với các lực lượng trên địa bàn tổ chức phòng, chống các hành vi chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công.
h) Kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật.
i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?