Quy định mới tỷ lệ ngạch công chức theo từng chuyên ngành cụ thể từ 15/8/2024?
Quy định mới tỷ lệ ngạch công chức theo từng chuyên ngành cụ thể từ 15/8/2024 cụ thể ra sao?
Tại Điều 2a, Điều 2b, Điều 2c và Điều 2d Thông tư 13/2022/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/08/2024 đã bổ sung tỷ lệ ngạch công chức theo từng chuyên ngành cụ thể như sau:
(1) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ:
- Đối với tổ chức cấp vụ và tương đương thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ:
+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa 40%;
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;
+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ phần trăm (%) các ngạch còn lại.
- Đối với tổ chức thuộc, trực thuộc tổng cục:
+ Đối với tổ chức cấp vụ và tương đương thuộc tổng cục
+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa 30%;
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 50%;
+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
- Đối với tổ chức trực thuộc tổng cục được tổ chức tại địa phương theo ngành dọc
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;
+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
(2) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 50%;
+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
- Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ủy ban nhân dân tỉnh trực thuộc Trung ương:
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;
+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.
(3) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện
Công chức của các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện giữ các ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương phù hợp với tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm.
(4) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan, tổ chức khác
Đối với các cơ quan, tổ chức được thành lập theo quy định của Đảng, của pháp luật, được cấp có thẩm quyền giao biên chế công chức nhưng không thuộc đối tượng tại (1), (2), (3) nêu trên thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định áp dụng tỷ lệ % ngạch công chức quy định tại (1), (2), (3) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức./
Quy định mới tỷ lệ ngạch công chức theo từng chuyên ngành cụ thể từ 15/8/2024? (Hình từ Internet)
Việc xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành, địa phương được căn cứ vào đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BNV, việc xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành, địa phương được căn cứ vào:
- Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung do Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn theo quy định tại Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức;
- Mức độ phức tạp của công việc và số lượng biên chế công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức chuyên ngành tương ứng với vị trí việc làm.
Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BNV một số cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BNV, trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức như sau:
Bước 1: Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức xác định tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch công chức tại cơ quan, tổ chức, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2: Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phê duyệt cơ cấu ngạch công chức phù hợp với mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức.
Bước 3: Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tham mưu, giúp người đứng đầu thực hiện việc xác định số lượng ngạch công chức và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?