Văn bản ủy quyền tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp có cần công chứng hay không?

Chào anh/chị, tôi có dự định đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với một kiểu dáng công nghiệp mà tôi thiết kế, tôi muốn hỏi là khi ủy quyền cho người khác đăng ký sở hữu công nghiệp thì văn bản ủy quyền có cần phải công chứng hay không? Và thưc hiện các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan nào?

Văn bản ủy quyền tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp có cần công chứng hay không?

Căn cứ tiểu mục 4 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN có quy định ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp như sau:

4.1 Việc ủy quyền đại diện và thực hiện ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “ủy quyền”) phải phù hợp với quy định pháp luật về ủy quyền của Bộ luật Dân sự và các quy định tại Thông tư này.
Chủ đơn có thể thay đổi người đại diện (thay thế ủy quyền). Việc thay thế ủy quyền làm chấm dứt quan hệ ủy quyền giữa chủ đơn với người đang được ủy quyền và chủ đơn phải có tuyên bố bằng văn bản về việc này.
Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người thứ ba, với điều kiện được sự đồng ý bằng văn bản của chủ đơn. Việc ủy quyền lại làm phát sinh quan hệ ủy quyền thứ cấp giữa bên được ủy quyền với bên được ủy quyền lại, song song tồn tại với quan hệ ủy quyền giữa chủ đơn với bên được ủy quyền.
Việc ủy quyền lại có thể được thực hiện nhiều lần, với điều kiện người được ủy quyền và người được ủy quyền lại phải là tổ chức, cá nhân được phép đại diện.
4.2 Việc ủy quyền phải được thể hiện thành văn bản (giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền, gọi chung là giấy ủy quyền) và phải có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên/họ tên, địa chỉ đầy đủ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền;
b) Tên/họ tên, địa chỉ đầy đủ của bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại (nếu có);
c) Phạm vi ủy quyền, khối lượng công việc được ủy quyền;
d) Thời hạn ủy quyền (giấy ủy quyền không có thời hạn chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên ủy quyền tuyên bố chấm dứt ủy quyền);
đ) Ngày ký giấy ủy quyền;
e) Chữ ký, họ tên và chức vụ, con dấu (nếu có) của người đại diện hợp pháp của bên ủy quyền và của bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại (trong trường hợp thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại).
4.3 Thời điểm giấy ủy quyền có giá trị pháp lý trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ được xác định như sau:
a) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận giấy ủy quyền hợp lệ;
b) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại hợp lệ;
c) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu sửa đổi thông tin liên quan đến việc thay đổi phạm vi ủy quyền, chấm dứt ủy quyền trước thời hạn, thay đổi địa chỉ của bên được ủy quyền;
d) Giấy ủy quyền có thể nộp muộn hơn ngày nộp đơn nhưng không quá 01 tháng kể từ ngày nộp đơn; riêng đối với đơn khiếu nại thời hạn nêu trên là 10 ngày làm việc.
Trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ giao dịch với người tự xưng danh là đại diện cho chủ đơn (trong tờ khai) nhằm thực hiện thủ tục thẩm định hình thức để kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ, bao gồm cả kết luận về tính hợp pháp về tư cách đại diện.
4.4 Mọi giao dịch của bất kỳ bên được ủy quyền nào trong phạm vi ủy quyền tại bất kỳ thời điểm nào đều được coi là giao dịch nhân danh chủ đơn, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ đơn. Trong trường hợp thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại, bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại kế tục việc đại diện với mọi vấn đề phát sinh do bên ủy quyền trước thực hiện trong giao dịch trước đó với Cục Sở hữu trí tuệ.
Tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình xử lý đơn, Cục Sở hữu trí tuệ chỉ giao dịch với bên được thay thế ủy quyền cuối cùng hoặc bên được ủy quyền lại cuối cùng đối với mỗi công việc hoặc công đoạn cụ thể được ủy quyền đại diện, nếu người nộp đơn ủy quyền cho từ hai đại diện trở lên thực hiện các công việc hoặc công đoạn khác nhau.
4.5 Nếu giấy ủy quyền có phạm vi ủy quyền gồm nhiều thủ tục độc lập với nhau và bản gốc giấy ủy quyền đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì khi tiến hành các thủ tục tiếp theo, bên được ủy quyền phải nộp bản sao giấy ủy quyền và có chỉ dẫn chính xác đến số đơn có bản gốc giấy ủy quyền đó.

Pháp luật hiện không bắt buộc giấy ủy quyền tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp phải được công chứng, chứng thực. Cho nên, bạn không cần phải công chứng giấy ủy quyền khi ủy quyền cho người khác tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp.

Văn bản ủy quyền tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp có cần công chứng hay không?

Văn bản ủy quyền tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp có cần công chứng hay không? (Hình từ Internet)

Tiến hành thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN quy định như sau:

3.1 Chủ đơn có thể tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam tiến hành thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp tại Cục
Sở hữu trí tuệ theo quy định tại điểm này và điểm 4 của Thông tư này.
3.2 Những tổ chức, cá nhân sau đây có thể đại diện cho chủ đơn:
a) Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật Sở hữu trí tuệ:
(i) Trường hợp chủ đơn là cá nhân: người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của chủ đơn, tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo uỷ quyền của chủ đơn;
(ii) Trường hợp chủ đơn là tổ chức: người đại diện theo pháp luật của chủ đơn hoặc người thuộc tổ chức được người đại diện theo pháp luật của chủ đơn uỷ quyền; tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (theo uỷ quyền của chủ đơn); người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam (nếu chủ đơn là tổ chức nước ngoài).
b) Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật Sở hữu trí tuệ: tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (theo uỷ quyền của chủ đơn).
3.3 Khi tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ chỉ được phép giao dịch với chủ đơn hoặc người đại diện hợp pháp của chủ đơn. Những tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp nêu tại điểm 3.2 của Thông tư này mà thực hiện việc đại diện cho chủ đơn đều bị coi là đại diện không hợp pháp.
3.4 Việc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân không được phép đại diện hoặc ủy quyền cùng một lúc cho nhiều tổ chức, cá nhân trong đó có tổ chức, cá nhân không được phép đại diện bị coi là vô hiệu.

Bạn có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Theo tiểu mục 1 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau:

1.1 Các quyền sở hữu công nghiệp phát sinh hoặc được xác lập dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP (sau đây gọi là “Nghị định số 103/2006/NĐ-CP”) và theo quy định cụ thể tại điểm này.
1.2 Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là “thiết kế bố trí”), kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký các đối tượng đó. Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là chủ sở hữu và được hưởng quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ và trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền sử dụng văn bằng bảo hộ làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.
1.3 Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
1.4 Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid (sau đây gọi là “nhãn hiệu đăng ký quốc tế”) được xác lập trên cơ sở quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ cùng với bản sao Công báo nhãn hiệu quốc tế của đăng ký quốc tế đó do Văn phòng quốc tế phát hành, hoặc giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu. Quyết định và giấy xác nhận nói trên có giá trị như văn bằng bảo hộ cấp cho người đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
1.6 Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện thời gian, lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thương mại đã được chủ thể đó sử dụng.
1.7 Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ hoặc kết quả của hoạt động hợp pháp khác để tìm ra, tạo ra hoặc có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh và bảo mật thông tin đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với bí mật kinh doanh, chủ thể có bí mật kinh doanh phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện hoạt động mà trong đó thông tin tạo thành bí mật kinh doanh được tạo ra, tìm ra, có được và biện pháp bảo mật thông tin đó.
1.8 Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở thực tiễn của hoạt động cạnh tranh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, chủ thể phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện đối tượng, lĩnh vực, lãnh thổ, thời gian kinh doanh liên quan đến hoạt động cạnh tranh.

Các quyền sở hữu công nghiệp phát sinh hoặc được xác lập dựa trên các căn cứ quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP và theo quy định cụ thể tại điểm này.

Trân trọng!

Đăng ký sở hữu công nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đăng ký sở hữu công nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký quốc gia khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Văn bản ủy quyền tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp có cần công chứng hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền đăng ký sở hữu công nghiệp theo các điều ước quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu nào
Hỏi đáp pháp luật
Việc rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy, hợp đồng ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp phải có các nội dung nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy, hợp đồng ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp có hiệu lực khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đăng ký sở hữu công nghiệp
1,638 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đăng ký sở hữu công nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký sở hữu công nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào