Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về địa giới đơn vị hành chính như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về địa giới đơn vị hành chính là gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở khu phố, ấp ra sao?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về địa giới đơn vị hành chính là gì?
Tại khoản 10 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về địa giới đơn vị hành chính như sau:
+) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố
Thực hiện công tác quản lý địa giới đơn vị hành chính, hồ sơ, mốc, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lập hồ sơ đề án, trình Ủy ban nhân dân Thành phố có văn bản gửi Bộ Nội vụ đê tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính và giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính; phân loại đơn vị hành chính; công nhận xã đảo, xã an toàn khu, vùng an toàn khu trên địa bàn Thành phố.
Lập hồ sơ đề án, trình Ủy ban nhân dân Thành phố có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp huyện.
Triển khai thực hiện các đề án, văn bản liên quan đến địa giới đơn vị hành chính sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định.
+) Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã.
Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về địa giới đơn vị hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở khu phố, ấp ra sao?
Tại khoản 11 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở khu phố, ấp như sau:
+) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố:
Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức; việc quản lý đối với người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố; việc quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở khu phố, ấp theo quy định của Đảng, của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Tổ chức thi, xét nâng ngạch công chức và thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên các ngạch, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành từ chuyên viên chính và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định theo thẩm quyền việc bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với công chức, viên chức sau khi trúng tuyển kỳ thi, xét nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
+) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố:
Ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan Đảng có thẩm quyền.
Đề nghị Bộ Nội vụ có ý kiến về việc bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên cao cấp.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ký quyết định đối với các trường hợp này sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Tại khoản 12 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
+) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố:
Ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng khác theo quy định của Đảng, của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố.
+) Thực hiện bồi dưỡng, tập huấn theo yêu cầu vị trí việc làm trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý đối với công chức, viên chức và người làm công tác ở ngành, lĩnh vực đó.
+) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc bố trí, phân bổ kinh phí đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?