Về biên giới, lãnh thổ quốc gia Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn về biên giới, lãnh thổ quốc gia như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý hoạt động đối ngoại đối với đại diện của các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao là gì?
- Về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn về biên giới, lãnh thổ quốc gia như thế nào?
Tại khoản 18 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn về biên giới, lãnh thổ quốc gia như sau:
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương theo quy định của pháp luật:
a) Đề xuất chủ trương, chính sách, chiến lược, biện pháp và thực hiện nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình biên giới, lãnh thổ quốc gia trên đất liền, hải đảo, vùng trời, các vùng biển của Việt Nam; giải quyết tranh chấp pháp lý về biên giới, lãnh thổ; đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, dư luận bảo vệ biên giới, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên đất liền, hải đảo, vùng trời, các vùng biển của Việt Nam;
b) Tham mưu, đề xuất xác định biên giới quốc gia, phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên đất liền, hải đảo, vùng trời, các vùng biển của Việt Nam;
c) Tham mưu, đề xuất và tổ chức đàm phán hoạch định biên giới, lãnh thổ quốc gia; xác định ranh giới vùng trời, các vùng biển của Việt Nam với các nước láng giềng liên quan; ký kết, hợp tác và tổ chức triển khai thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia với các nước liên quan; yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, địa phương có liên quan báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý, bảo vệ biên giới;
d) Tham mưu, đề xuất xây dựng, triển khai chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền trên toàn quốc; tham mưu cho Chính phủ về chủ trương mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới trên đất liền và các biện pháp cần triển khai để bảo vệ sự ổn định, rõ ràng của đường biên giới, mốc quốc giới; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về biên giới lãnh thổ.
Như vậy, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn về biên giới, lãnh thổ quốc gia là:
Đề xuất chủ trương, chính sách, chiến lược, biện pháp và thực hiện nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình biên giới, lãnh thổ quốc gia.
Tham mưu, đề xuất xác định biên giới quốc gia, phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Tham mưu, đề xuất xây dựng, triển khai chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới.
Về biên giới, lãnh thổ quốc gia Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý hoạt động đối ngoại đối với đại diện của các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao là gì?
Tại khoản 20 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý hoạt động đối ngoại đối với đại diện của các cơ quan, tổ chức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài):
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì thực hiện các công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận và luật pháp quốc tế.
Về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Tại khoản 23 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thực hiện quản lý nhà nước về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
- Kiểm tra đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan trước khi trình Chính phủ, cho ý kiến thỏa thuận quốc tế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan khác theo quy định;
- Chủ trì tham mưu, nghiên cứu, đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì hoặc phối hợp rà soát, đối chiếu văn bản cuối cùng của điều ước quốc tế, phối hợp với bên nước ngoài tổ chức lễ ký điều ước quốc tế trong chuyến thăm của đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Góp ý, đánh giá tính tương thích của các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?