Có hội thẩm nhân dân trong hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn không?
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn có hội thẩm nhân dân không?
Căn cứ Điều 11 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán..
Mặt khác tại Điều 65 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì Hội đồng xét sở thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn sẽ không có hội thẩm nhân dân, mà sẽ do 01 thẩm phán tiến hành xét xử.
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn có hội thẩm nhân dân không? (Hình từ Internet)
Quy định về thời gian nghị án tối đa đối với phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự?
Khoản 4 Điều 264 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về vấn đề nghị án như sau:
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.
Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về giờ, ngày và địa điểm tuyên án. Trường hợp Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật này.
Như vậy, thời gian nghị án đối với phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.
Quyền hạn của hội thẩm nhân dân trong hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
Căn cứ Điều 11 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Mặt khác tại Điều 64 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì hội thẩm nhân dân và thẩm phán ngang quyền nhau trong hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, do đó nếu 02 hội thẩm nhân dân có quyết định khác với thẩm phán thì bản án cũng phải tuyên theo số đông. Tuy nhiên, pháp luật cho phép các bên kháng cáo để được xét xử phúc thẩm trong một thời gian hợp lý, và khi đó toàn bộ thành viên hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ là thẩm phán thì khi đó bản án được tuyên sẽ có giá trị pháp lý cao và đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?