Nhân viên sàm sỡ hành khách nữ trên chuyến xe đường dài bị nhà xe sa thải đúng hay sai?

Nhà xe sa thải nhân viên sàm sỡ hành khách nữ trên chuyến xe đường dài đúng hay không? Có phải thông báo trước cho nhân viên bị sa thải do sàm sỡ hành khách nữ trên chuyến xe đường dài? Tranh chấp lao động về xử lý kỷ luật sa thải có phải hoà giải không? Khi xe khách đang di chuyển trên tuyến đường dài từ bắc vào nam, thì phụ xe thuộc nhân viên nhà xe này đã đè lên người một bạn nữ và có hành động biến thái. Bạn nữ đã phải phản kháng kịch liệt và bị chảy máu tay. Cho hỏi trường hợp này nhà xe có thể sa thải ngày nhân viên này không? Có phải thông báo trước gì không?

Nhà xe sa thải nhân viên sàm sỡ hành khách nữ trên chuyến xe đường dài đúng hay không?

Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Theo khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 giải thích quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:

9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Trên xe được coi là nơi làm việc và người này có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Từ đó, nhà xe có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với người nhân viên có hành vi sàm sỡ hành khách nữ trên chuyến xe đường dài.

Nhân viên sàm sỡ hành khách nữ trên chuyến xe đường dài bị nhà xe sa thải đúng hay sai?

Nhân viên sàm sỡ hành khách nữ trên chuyến xe đường dài bị nhà xe sa thải đúng hay sai? (Hình từ Internet)

Có phải thông báo trước cho nhân viên bị sa thải do sàm sỡ hành khách nữ trên chuyến xe đường dài?

Tại khoản 8 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.

Nhân viên bị sa thải do sàm sỡ hành khách nữ trên chuyến xe đường dài, trong trường hợp này thì nhà xe không bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho người nhân viên bị sa thải này.

Tranh chấp lao động về xử lý kỷ luật sa thải có phải hoà giải không?

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Theo quy định trên, thì tranh chấp lao động về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải.

Trân trọng!

Sa thải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sa thải
Hỏi đáp pháp luật
Nhân viên sàm sỡ hành khách nữ trên chuyến xe đường dài bị nhà xe sa thải đúng hay sai?
Hỏi đáp pháp luật
Được sa thải người lao động nếu tự ý bỏ việc bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sa thải
Tạ Thị Thanh Thảo
465 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào