Mô hình, chức năng của Tổ chức quản lý khu công nghệ thông tin tập trung như thế nào?
Quy định về mô hình, chức năng của Tổ chức quản lý khu công nghệ thông tin tập trung?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 154/2013/NĐ-CP mô hình, chức năng của Tổ chức quản lý khu công nghệ thông tin tập trung được quy định như sau:
1. Đối với khu công nghệ thông tin tập trung được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Tổ chức quản lý và ban hành quy chế hoạt động.
2. Đối với khu công nghệ thông tin tập trung được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, Tổ chức quản lý khu công nghệ thông tin tập trung là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Theo đó, quy định về mô hình, chức năng của Tổ chức quản lý khu công nghệ thông tin tập trung như sau:
- Đối với khu công nghệ thông tin tập trung được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Tổ chức quản lý và ban hành quy chế hoạt động.
- Đối với khu công nghệ thông tin tập trung được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, Tổ chức quản lý khu công nghệ thông tin tập trung là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Mô hình, chức năng của Tổ chức quản lý khu công nghệ thông tin tập trung như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức quản lý khu công nghệ thông tin tập trung?
Tại Điều 20 Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức quản lý khu công nghệ thông tin tập trung như sau:
Tổ chức quản lý khu công nghệ thông tin tập trung có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Quản lý các hoạt động trong khu công nghệ thông tin tập trung theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư;
3. Góp ý các dự án đầu tư vào khu công nghệ thông tin tập trung;
4. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghệ thông tin tập trung;
5. Thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước.
Như vậy, tổ chức quản lý khu công nghệ thông tin tập trung có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Quản lý các hoạt động trong khu công nghệ thông tin tập trung theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư;
- Góp ý các dự án đầu tư vào khu công nghệ thông tin tập trung;
- Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghệ thông tin tập trung;
- Thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước.
Các hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung?
Tại Điều 21 Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung như sau:
Chủ đầu tư xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi sau đây:
1. Được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cung cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu (đường giao thông, điện, nước sạch, tiêu thoát nước và các hạ tầng khác), tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hành khách công cộng đến khu công nghệ thông tin tập trung;
2. Được Nhà nước hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung;
3. Được tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện thủ tục giao đất, thuê đất;
4. Được giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước tùy theo hình thức lựa chọn giao đất hoặc thuê đất;
5. Được quyết định giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất, cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghệ thông tin tập trung cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản;
6. Được hưởng các ưu đãi của Nhà nước về sử dụng điện, nước, viễn thông theo quy định của pháp luật;
7. Được hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
8. Được huy động vốn dưới dạng trái phiếu dự án theo quy định của pháp luật;
9. Được huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai để thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ chung trong khu công nghệ thông tin tập trung;
10. Được huy động vốn thông qua hình thức cho nhà đầu tư (trừ đối tượng được quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 3 của Luật đầu tư) có khả năng về tài chính và kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư thuê lại một phần hoặc toàn bộ diện tích đất chưa cho thuê để đầu tư và cho thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng trong khu công nghệ thông tin tập trung;
11. Được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không kinh doanh theo quy định của pháp luật;
12. Được tính chi phí đầu tư xây dựng, vận hành các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghệ thông tin tập trung vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp;
13. Được hưởng các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng khu công nghệ cao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?