Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bao gồm những ngành, nghề kinh doanh nào?

Ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bao gồm? Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý thống nhất việc tiêu thụ than, alumin, vật liệu nổ công nghiệp và thị trường nội bộ như thế nào?

Ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bao gồm?

Tại Khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 105/2018/NĐ-CP quy định ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bao gồm:

a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Công nghiệp than: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm ở mỏ và các khoáng sản khác đi cùng với than.
- Công nghiệp khoáng sản - luyện kim: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, làm giàu quặng, luyện kim, gia công, chế tác, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm khoáng sản.
- Công nghiệp điện: Đầu tư, xây dựng, sản xuất điện; mua, bán điện.
- Vật liệu nổ công nghiệp: Sản xuất, mua, bán, dự trữ, sử dụng, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp và nitơrat amôn.
b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Công nghiệp cơ khí.
- Công nghiệp hóa chất và vật liệu xây dựng.
- Quản lý, khai thác cảng; vận tải, hoa tiêu, kho bãi.
- Xây dựng công trình mỏ, dân dụng, công nghiệp, giao thông.
- Thăm dò, khảo sát địa chất; tư vấn kỹ thuật, khoa học công nghệ và đầu tư; giám định hàng hóa; đào tạo, y tế; phòng ngừa, ứng cứu, xử lý, khắc phục sự cố mỏ; hoạt động bảo vệ và hoàn nguyên môi trường.
c) Các ngành nghề, kinh doanh do TKV đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc điểm a, b khoản 2 Điều này, TKV thực hiện việc nắm giữ vốn và thoái vốn theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, TKV có thể bổ sung các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Theo đó, Ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bao gồm:

- Công nghiệp than: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm ở mỏ và các khoáng sản khác đi cùng với than.

- Công nghiệp khoáng sản - luyện kim: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, làm giàu quặng, luyện kim, gia công, chế tác, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm khoáng sản.

- Công nghiệp điện: Đầu tư, xây dựng, sản xuất điện; mua, bán điện.

- Vật liệu nổ công nghiệp: Sản xuất, mua, bán, dự trữ, sử dụng, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp và nitơrat amôn.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bao gồm những ngành, nghề kinh doanh nào?

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bao gồm những ngành, nghề kinh doanh nào? (Hình từ Internet)

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý thống nhất việc tiêu thụ than, alumin, vật liệu nổ công nghiệp và thị trường nội bộ như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 11 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 105/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Tìm kiếm thị trường, khách hàng trong nước và nước ngoài và ký kết hợp đồng. Quản lý thống nhất việc tiêu thụ than, alumin, vật liệu nổ công nghiệp và thị trường nội bộ thông qua cơ chế:
a) Thống nhất đầu mối quản lý tài nguyên khoáng sản trong Tập đoàn các công ty TKV:
- Đối với các mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác cho TKV, TKV có trách nhiệm tổ chức quản lý thống nhất các công đoạn từ khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. TKV có quyền thuê các doanh nghiệp thành viên của TKV tiến hành khai thác theo quy định của pháp luật thông qua hợp đồng. TKV là đầu mối tiêu thụ các sản phẩm sau khai thác tại các mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác cho TKV.
- Đối với các mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác cho các công ty con, TKV làm đầu mối quản lý các công đoạn từ khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm thông qua ký hợp đồng với các công ty con tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh theo quy định của pháp luật để thống nhất quản lý tài nguyên, công nghệ khai thác, chế biến. Các sản phẩm than, quặng bô xít, alumin và một số khoáng sản quan trọng khác sau khi khai thác, chế biến các công ty con bán cho TKV thông qua hợp đồng để TKV chủ trì tổ chức tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước theo giá do hai bên thỏa thuận trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và lợi nhuận hợp lý.
b) TKV chủ trì, phối hợp với các công ty con và doanh nghiệp tham gia thị trường nội bộ Tập đoàn các công ty TKV thỏa thuận, thống nhất phân công quản lý thị trường nội bộ Tập đoàn các công ty TKV nhằm đảm bảo phát huy nội lực của Tập đoàn kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển (trong đó, bao gồm cả thị trường cơ khí, thị trường vật tư chiến lược).

Trân trọng!

Ngành nghề kinh doanh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngành nghề kinh doanh
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh 2024 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phụ lục ii-1 bổ sung ngành nghề kinh doanh? Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã ngành cấp 4 trong lĩnh vực xây dựng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm đăng ký mã ngành gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh hoạt động chuyển phát thì đăng ký mã ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã ngành 4663 là gì? Phân loại mã ngành 4663 chi tiết theo quy định hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty tư vấn quản lý là gì? Mã ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý là mã mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ghi ngành nghề kinh doanh trong đăng ký kinh doanh 2023? Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp pháp luật
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Mở quầy thuốc ở nơi khác nơi cư trú có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngành nghề kinh doanh
2,316 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào