Việc ứng phó với cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp chỉ đạo như thế nào?
- Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó các loại thiên tai ở cấp độ rủi ro cấp 2, cấp 3 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
- Các biện pháp phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới 3 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 12 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Đối với cháy rừng do tự nhiên ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1
a) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện có rừng.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn có rừng.
b) Lực lượng ứng cứu: lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn thuộc Công an thành phố Thủ Đức và các huyện, Kiểm lâm, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của địa phương có rừng.
c) Phương tiện, trang thiết bị: xe chữa cháy, máy bơm nước và các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy khác.
2. Đối với cháy rừng do tự nhiên ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy cấp Thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố và các đơn vị liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện có rừng.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn có rừng.
c) Lực lượng ứng cứu: Công an, Quân đội, Kiểm lâm, Y tế, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của Thành phố, lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn thuộc Công an thành phố Thủ Đức và các huyện, Kiểm lâm, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của địa phương có rừng.
d) Phương tiện, trang thiết bị: xe chữa cháy, máy bơm nước và các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy khác.
3. Đối với cháy rừng do tự nhiên ở cấp độ rủi ro là cấp độ 4
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Ban Chỉ huy cấp Thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện có rừng.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn có rừng.
c) Lực lượng ứng cứu: Công an, Quân đội, Kiểm lâm, Y tế, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của Thành phố, lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn thuộc Công an thành phố Thủ Đức và các huyện, Kiểm lâm, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của địa phương có rừng.
d) Phương tiện, trang thiết bị: máy bay trực thăng, xe chữa cháy, máy bơm nước và các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy khác.
4. Đối với cháy rừng do tự nhiên ở cấp độ rủi ro là cấp độ 5
Thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch nước về tình trạng khẩn cấp. Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, chỉ huy và huy động tổng lực các lực lượng của Thành phố để ứng phó, khắc phục hậu quả cháy rừng.
Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.
Việc ứng phó với cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp chỉ đạo như thế nào? (Hình từ Internet)
Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó các loại thiên tai ở cấp độ rủi ro cấp 2, cấp 3 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Tại Điều 13 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về phân cấp trong chỉ đạo ứng phó các loại thiên tai ở cấp độ rủi ro cấp 2, cấp 3 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Đối với các loại thiên tai ở cấp độ rủi ro cấp 2, cấp 3: các cơ quan được phân công chỉ đạo, chỉ huy nếu vượt quá khả năng phải báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để chỉ đạo, điều hành, xử lý trong từng tình huống thiên tai.
Trên đây là phân cấp trong chỉ đạo ứng phó các loại thiên tai ở cấp độ rủi ro cấp 2, cấp 3 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Các biện pháp phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới 3 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 14 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về các biện pháp phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới 3 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện theo Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão, bão mạnh - rất mạnh đổ bộ trực tiếp vào Thành phố ban hành tại Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Khi vượt quá khả năng ứng phó của Thành phố, báo cáo và đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.
Các biện pháp phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới 3 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?