Công tác tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ông chức, người lao động có trách nhiệm và quyền lợi như thế nào?
- Trách nhiệm, quyền lợi của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam là gì?
- Việc khen thưởng, xử lý vi phạm đối với việc tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như thế nào?
- Trách nhiệm của các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước trong việc tiêu hủy tiền là gì?
Trách nhiệm, quyền lợi của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam là gì?
Tại Điều 25 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Khi vào làm việc trong kho tiền tiêu hủy, nơi giao nhận, kiểm đếm và cắt hủy tiền, công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền có trách nhiệm thực hiện đúng nội quy, quy chế làm việc do Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy quy định và các quy định tại Thông tư này.
2. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này chịu trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong công tác tiêu hủy tiền.
Tại Điều 26 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về quyền lợi của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
Thành viên Hội đồng tiêu hủy và công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền ngoài tiền lương, phụ cấp lương, tiền công được trả theo quy định, được hưởng chế độ bồi dưỡng về tiêu hủy tiền và các chế độ khác theo văn bản hướng dẫn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Trên đây là quy định về trách nhiệm, quyền lợi của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Công tác tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ông chức, người lao động có trách nhiệm và quyền lợi như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc khen thưởng, xử lý vi phạm đối với việc tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 27 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về khen thưởng, xử lý vi phạm đối với việc tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
1. Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tiêu hủy tiền được khen thưởng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Tập thể, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật. Trường hợp làm thiếu, mất tiền phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền nếu tham ô, lợi dụng lấy cắp tài sản thì phải bồi thường 100% giá trị tài sản thiếu và buộc thôi việc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Việc khen thưởng, xử lý vi phạm đối với việc tiêu hủy tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam được thực hiện theo quy định trên.
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước trong việc tiêu hủy tiền là gì?
Tại Điều 28 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ thuộc ngân hàng nhà nước trong việc tiêu hủy tiền như sau:
1. Xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch tiêu hủy các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
2. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy và cử thành viên tham gia quản lý kho tiền tiêu hủy.
3. Phối hợp với Hội đồng giám sát và Hội đồng tiêu hủy thực hiện công tác tiêu hủy tiền theo quy định.
4. Hướng dẫn quy trình giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy tiền giấy, tiền kim loại và sổ sách, báo cáo dùng trong công tác tiêu hủy tiền.
5. Thực hiện thanh quyết toán và hạch toán các khoản thu, chi phục vụ công tác tiêu hủy tiền theo chế độ quy định.
6. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phương án bán phế liệu tiền tiêu hủy và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Tại Điều 29 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của vụ Kiểm toán nội bộ thuộc ngân hàng nhà nước trong việc tiêu hủy tiền như sau:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát tiêu hủy tiền theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Tại Điều 30 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của vụ Tổ chức cán bộ thuộc ngân hàng nhà nước trong việc tiêu hủy tiền như sau:
Đầu mối, phối hợp với Cục Phát hành và Kho quỹ tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các thủ tục tuyển dụng lao động hợp đồng; trưng tập công chức, người lao động từ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tham gia công tác tiêu hủy tiền.
Tại Điều 31 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của vụ Tài chính Kế toán thuộc ngân hàng nhà nước trong việc tiêu hủy tiền như sau:
1. Tổ chức thực hiện công tác kế toán tiêu hủy tiền.
2. Hướng dẫn nghiệp vụ hạch toán kế toán trong công tác tiêu hủy tiền.
Trên đây là trách nhiệm của các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước trong việc tiêu hủy tiền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?